Bài giảng Hóa học Lớp 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Huỳnh Thị Thu Hà
Năm 1869, Mendeleyev đã tìm ra được định luật tuần hoàn và công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ở thời kì của ông, chỉ có 63 nguyên tố được tìm thấy, nên ông phải để trống một số ô trong bảng và dự đoán các tính chất của các nguyên tố này trong các ô đó. Sau này các nguyên tố đó đã được tìm thấy với các tính chất đúng với các dự đoán của ông.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Huỳnh Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hóa học Lớp 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Huỳnh Thị Thu Hà

Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. GIỚI THIỆU Ô NGUYÊN TỐ Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô . Số hiệu nguyên tử = số điện tích hạt nhân = số proton = số electron Cu 29 Đồng 63,54 1,90 [Ar] 3d 10 4s 1 +1 ; +2 Số hiệu nguyên tử Số khối trung bình Độ âm điện Kí hiệu hóa học Tên nguyên tố Cấu hình electron Số oxi hóa [Ar ]: cấu hình electron của Agon ( Z = 18 ) : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC II. Nguyên tắc sắp xếp Tổ Nhiệm vụ 1 Nhóm A Nêu nhận xét về sự biến đổi điện tích hạt nhân và nguyên tử khối của các nguyên tố trong nhóm theo chiều từ trên xuống. Nêu nhận xét về số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong một nhóm và so sánh giá trị này với với STT của nhóm . 2 Nhóm B Nêu nhận xét về số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp kế cận của các nguyên tố trong một nhóm và so sánh giá trị này với STT của nhóm . 3 Chu kỳ: 1, 2, 3, 4 Nêu nhận xét về sự biến đổi điện tích hạt nhân và nguyên tử khối của các nguyên tố trong các chu kì theo chiều từ trái sang phải Nêu nhận xét về số lớp electron của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ với STT của chu kỳ. 4 Chu kỳ : 5, 6, 7 Các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc sau: T heo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử C ùng số lớp electron được xếp thành 1 hàng (Chu kì). STT chu kì = số lớp e Cùng số electron hóa trị được xếp thành 1 cột (nhóm). STT nhóm = số electron *(Electron hoá trị là những e nằm ở lớp ngoài cùng hoặc cả phân lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hoà) Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC II. Nguyên tắc sắp xếp Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC II. Nguyên tắc sắp xếp HOẠT ĐỘNG Các nhóm hãy : 1. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân 2. Sắp xếp các nguyên tố sau vào chu kì thích hợp 3. Sắp xếp các nguyên tố sau vào nhóm thích hợp Tổ 1 2 3 4 Nguyên tố Al (Z = 13), Ca (Z=20), Mg (Z = 12) Na (Z = 11), C (Z = 6), Cl (Z = 17) N(Z = 7), P (Z = 15), O (Z = 8), K (Z=19), F (Z = 9), S (Z = 16) Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC BÀI TẬP VỀ NHÀ Giải thích tại sao lớp thứ 3 có tối đa 18 electron nhưng chu kì 3 chỉ chứa có 8 nguyên tố ?
File đính kèm:
bai_giang_hoa_hoc_lop_10_bai_7_bang_tuan_hoan_cac_nguyen_to.ppt