Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 42: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Lá bàng

 Có những cây mùa nào cũng đẹp nh cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông nh những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ nh đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

 

ppt 9 trang trandan 2860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 42: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 42: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 42: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
ười ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.	Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuêxanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy. 
Nội dung thảo luận 
Lá bàng 
Cây sồi già 
Tả sự thay đổi 
- Tả sự thay đổi của lá bàng qua bốn mùa: xuân, hạ, thu,đông 
- Tác giả miêu tả chính xác cụ thể. 
- Tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa hè. 
- Mùa đông: vỏ cây sồi nức nẻ đầy sẹo. 
- Mùa hè: cây sồi tỏa rộng thành vòm lá xum xuê. 
Hình ảnh so sánh 
“Lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.” 
 “Lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy.” 
- “Nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.” 
Hình ảnh nhân hóa 
Mùa đông: cây sồi già cau có, khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu. 
 Hè đến: nó say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. 
 Bài 2(42): Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích. 
Viết một đoạn văn tả lá, 
thân 
gốc 
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009 Tập làm văn 
	 b.Tả thân cây 
 Thân cây si cao chừng 5, 6 mét. Lên cao nó chia thành bốn nhánh vươn ra xa. Thân cây to chừng ba đứa chúng em nắm tay nhau mới kín hết được một vòng. Vỏ cây màu nâu sẫm, trơn bóng. Những cái rễ to bằng ngón tay, cổ tay thòng lòng buông từ trên cành xuống trông rất kì lạ, có những cái rễ còn bám vào đất và sắp thành một thân cây mới. 
	 c.Tả gốc cây 
 Gốc cây bàng to, màu nâu xỉn, nham nhám. Mấy cái rễ chồi lên khỏi mặt đấ như lũ trăn con cuộn mình ngủ. Để bảo vệ cây, trường em đã xây gạch xung quanh. Giờ ra chơi chúng em hay ngồi đây chuyện trò, đọc báo. 
	 a.Tả lá cây 
 Lá hoa hồng mép có hình răng cưa. Những lá già màu xanh đậm còn những lá non màu xanh sáng. 
Khi viết đoạn văn miêu tả cây cối em cần lưu ý điều gì? 
 Bố cục. 
 Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp. 
 Biện pháp nghệ thuật. 
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009 Tập làm văn  Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 
Bài 1(41): Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? 
Bài 2 (42): Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_4_tiet_42_luyen_tap_mieu_ta_cac_bo.ppt