Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Năm học 2017-2018

 C. Tổ chức các HĐ dạy và học :

 Hoạt động 1 : Khởi động

 + Ổn định tổ chức

 + Khởi động vào bài : Cho HS đóng vai : Các HS khác theo dõi và nhận xét

 + Giới thiệu bài :

 Các em vừa theo dõi tiểu phẩm của hai bạn, một bạn do chăm chỉ, chịu khó học bài, tuân thủ nghiêm ngặt các bước làm bài nên kết quả cao. Còn bạn kia chỉ vì không học kĩ bài, còn làm tắt, bỏ qua các bước làm bài nên bài kiểm tra cho kết quả thấp. Rõ ràng, không chỉ trong học tập mà trong cuộc sống, trong công việc, mỗi người (đặc biệt là thế hệ trẻ) đều có những ưu điểm (điểm mạnh) cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Trong thời đại kinh tế toàn cầu đang phát triển như vũ bão ngày nay, tuổi trẻ VN chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang vào đời của mình ? Liệu đất nước ta có thể bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong mỏi từ ngày độc lập hay không ? Đó là trăn trở của nhiều người và cũng là những trăn trở của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới viết nhân dịp đầu năm 2001 mà cô và các em cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc 9 trang trandan 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Năm học 2017-2018

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Năm học 2017-2018
bị bản thân con người là quan trọng nhất.
- Vì lao động của con người luôn là động lực của mọi nền kinh tế. Muốn có nền kinh tế phát triển cao và bền vững cần trước hết đến yếu tố con người.
 - Dẫn dắt tới vấn đề cần bàn luận : những điểm mạnh, yếu của con người VN
 b) Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN.
Chiếu
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Thông minh, nhạy bén với cái mới
- Thiếu kiến thức cơ bản;
- Khả năng thực hành còn hạn chế.
- Cần cù, sáng tạo trong làm ăn, công việc.
- Thiếu đức tỉnh tỉ mỉ và kỉ luật lao động; 
- Thiếu coi trọng quy trình công nghệ
- Đoàn kết, đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Đố kị trong làm ăn, trong cuộc sống.
- Thích ứng nhanh 
- Kì thị kinh doanh, 
- Sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức
- Khôn vặt
- Thiếu chữ tín
=> 
- Rất thuận lợi, hữu ích trong nền kinh tế mới
=> Tác hại :
- Cản trở sự phát triển kinh tế
- Gây khó khăn 
trong quá trình kinh doanh, hội nhập
- Nghiêng về phân tích điểm yếu
Chiếu	Nguyên nhân : Do nhận thức, 
 tư duy, cách làm việc chịu ảnh 
 hưởng nặng nề của tác phong Điểm yếu của “nông nghiệp”
người VN 
	 Cách khắc phục : Phải thay 
 đổi nhận thức, tư duy, hướng 
 đến tác phong “công nghiệp” 
 * Nhận xét :
Chiếu
 + NT lập luận :
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian dễ nhớ, dễ hiểu. 
- Lời lẽ phân tích rất cụ thể, tỉ mỉ với những dẫn chứng sinh động.
- Trình bày đan xen điểm mạnh với điểm yếu. 
 + Mục đích NL : 
- Chỉ ra điểm mạnh để chúng ta tự hào và phát huy. 
- Chỉ ra những điểm yếu để trăn trở, suy nghĩ và tìm cách khắc phục.
 + Thái độ NL :
- Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện.
3. Kết thúc vấn đề :
 * Yêu cầu đối với hành trang của người VN:
Chiếu
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. 
- Rèn những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
- Lớp trẻ cần nhận ra những ưu điểm nhược điểm trong tính cách của người VN chúng ta để khắc phục và vươn tới.
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
 III. Tổng kết :
Chiếu
 1. Nghệ thuật : 
- Bố cục mạch lạc, quan điểm rõ ràng;
- Lập luận ngắn gọn mà chặt chẽ, thấu tình đạt lí;
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu, dễ nhớ.
 2. Nội dung : 
- Lớp trẻ VN cần nhận rõ :
 + Vai trò quan trọng của con người trong hành trang vào TK mới.
 + Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN để rèn những thói quen tốt đẹp khi bước vào thế kỉ mới.
 - Tin tưởng, khắc phục, vươn lên, thay đổi, trau dồi, không trì trệ, không đố kị, không bảo thủ,...
 Hoạt động 3 : Luyện tập 
 ? - Tìm 1 số thành ngữ, tục ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của người VN.
	+ Con gà tức nhau tiếng gáy.
	+ Đâm bị thóc, chọc bị gạo.
	+ Gà què ăn quẩn cối xay.
	+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
	+ Vung tay quá trán
	+ Tham đó bỏ đăng
+ 	Một cây làm chẳng nên non
 	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
	+	Bầu ơi thương lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn	
 Hoạt động 4 : Vận dụng
 - Tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của người dân ở một số quốc gia trên thế giới (nhất là các nước châu Á).
 Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng
 - Tìm hiểu, chỉ ra những điểm yếu, thói quen xấu của một bộ phận HS hiện nay. Chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục;
 - Học kĩ bài, nắm được nội dung, ngt VB;
 - Làm BT trong SGK và SBT;
 - Soạn bài : Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten;
 - Giờ sau học bài : Các thành phần biệt lập (tiếp)
...............................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_102_chuan_bi_hanh_trang_vao_the_k.doc