Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Truyện ngụ ngôn)
1- Về kiến thức :
- Hiểu đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
- Nét đặc sắc của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết .
2- Về kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại .
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện .
- Kể lại được truyện .
3- Về thái độ :
- Cần phải biết đóng góp sức mình vào công việc chung của tập thể, cộng đồng .
- Hành động ứng xử phải mang tính nhân văn mình vì mọi người .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Truyện ngụ ngôn)
ai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đỡ mêt, thấy khoan khoái hơn trước. -Ý nghĩa: + Đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân. + Trong một tập thể, mỗi thành viên k sống tách rời nhau mà phải gắn bó đề cùng tồn tại. + Cần phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 3. Kết thúc truyện. - Lão Miệng Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay sống thân mật với nhau. - Mỗi người một việc, không ai tị ai cả. . à Kết cấu đầu cuối tương ứng. Nhấn mạnh sự hoà thuận, gắn bó của các nhân vật. Mọi người và mọi việc lại trở về quỹ đạo xưa, ai làm việc nấy, theo sự phân công của cơ thể thống nhất chỉ huy, không còn sự suy bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen, không còn sự tranh cãi vớ vẩn, vô bổ ...Tất cả sống trong niềm vui lao động cần cù, chăm chỉ, miệt mài trong cùng một cơ thể, bởi vốn dĩ họ là những người chăm lao động. (Kết quả tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết.) III- Tổng kết 1. Nghệ thuật : - Dùng nghệ thuật ẩn dụ( Mượn các bộ phận ở cơ thể con người để nói chuyện người), nhân hóa đặc sắc. - Cách miêu tả các nhân vât sinh động gắn với thực tế. - Kết cấu vòng tròn. 2. Nội dung , ý nghĩa : Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng . Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc , tách biệt mà cần đoàn kết , nương tựa , gắn bó vào nhau để cùng tồn tại phát triển . Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1. Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau. 1. Trong các NV sau ai là người đầu tiên nêu ra ý kiến: chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? A. Cậu Tay. B. Cậu Chân. C. Cô Mắt. D. Bác Tai. 2. Cô Mắt, Cậu Tay, Cậu Chân, bác Tai đồng lòng phản đối lão Miệng bằng cách nào? A. Thi nhau nói xấu lão Miệng. B. Cùng nhau không làm việc C. Đến nhà lão Miệng trò chuyện D.Không cho lão Miệng ăn. 3. lão Miệng có thái độ ntn khi nghe cậu Chân, cậuTay nói “ Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa” A. Rất bực tức. B. Rất ngạc nhiên . C. Rất thờ ơ. D. Rất bình tĩnh. Hoạt động 4: Vận dụng : TL Cặp,nhóm : Qua câu chuyện , tác giả dân gian có phải chỉ dừng lại ở việc nói về các bộ phận của cơ thể người không? Mà bài học ngụ ngôn ở đây là gì? Gợi ý: - Qua câu chuyện, không phải tác giả dân gian chỉ dừng lại ở việc nói về các bộ phận của cơ thể con người mà còn mượn chuyện của các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người à cách nói ẩn dụ. - Bài học ngụ ngôn + Không nên ganh tị, so bì, tị nạnh. + Biết nhận nhận, đánh giá công việc của mình và của người khác. + Cần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. + Phải đoàn kết và có tinh thần tập thể. Hoạt động 5 : Tìm tòi , mở rộng - Đọc kĩ truyện , tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc . - Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn , kể tên những truyện ngụ ngôn đã học . - Nắm vững nội dung bài học từ mỗi truyện . - Chuẩn bị : Treo biển, Lợn cưới áo mới . ....................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_45_chan_tay_tai_mat_mieng_truyen.docx