Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2016-2017

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức: Qua tiết học nµy, gióp HS :

- Nắm được giọng đọc của truyện; nhận diện ngôi kể; tìm được bố cục của truyện.

- Thấy được diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh trướcvà khi tài năng của cô em gái được phát hiện.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật.

2- Về kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.

- Đọc- hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí NV

 

docx 7 trang trandan 08/10/2022 4060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2016-2017

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2016-2017
n bị:
1- Thầy : Giáo án , Sgk, Chuẩn KTKN.
2- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài , SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Khởi động: 5 phút
HĐ cá nhân
GV hỏi một vài học sinh trong lớp về kết quả điểm trung bình môn Ngữ Văn ở học kì 1
- Sau đó hỏi tiếp : Khi thấy bạn A điểm cao như vậy thì em có tâm trạng như thế nào?
GV gọi một vài HS Bộc lộ: 
GV dẫn: Như vậy cùng một sự việc, mỗi người lại có một tâm trạng khác nhau: bạn thì vui với kết quả học tập của bạn, bạn thì buồn, ghen ghét, thấy mình phải cố gắng học hơn nữa. Cũng tương tự như vậy trước tài năng của cô em gái,trong khi bố, mẹ và Chú Tiến Lê thì vui mừng, sung sướng còn nhân vật người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi” lại có tâm trạng buồn, ghen tị... vậy tâm trạng đó diễn biến qua thời điểm nào, cô mời các em cùng đi tìm hiểu ở tiết học hôm nay: 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Yêu cầu cần đạt.
- Mục tiêu: GV giúp HS những nét cơ bản về tác giả, giọng đọc tác phẩm, xuất xứ, bố cục ngôi kể và phương thức biểu đạt của tác phẩm.
-Phương pháp, kĩ thuật: đọc sáng tạo, ,trò chơi,
-Năng lực: , tự học, hợp tác
? Qua phần chú thích *, em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả, Tạ Duy Anh?
? Ngoài những thông tin trong SGK, em hãy nêu thêm những hiểu biết của mình về tác giả?
? Các em đã đọc tác phẩm trước ở nhà, em hãy cho biết truyện này cần đọc với giọng như thế nào?
GV gọi HS đọc, nhận xét giọng đọc
- Tìm hiểu chú thích sgk.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Nhân vật chính của truyện là ai ? ( Kiều Phương hay cả hai anh em ). Nhân vật trung tâm là ai? Vì sao ?
? Truyện được kể lại từ ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của ngôi kể ấy?
? Xác định kiểu văn bản của truyện ?
? Truyện được chia làm mấy phần? Nêu ND chính của từng phần?
- Mục tiêu: GV giúp HS thấy được tâm trạng của nhân vật người anh trước khi, trong khi tài năng của người em được phát hiện .
- Phương pháp, kĩ thuật: Nghiên cứu tình huống, vấn đáp, đặt câu hỏi, động não, phương pháp hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn..
- Năng lực hình thành: Tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học .
( Nhân vật người anh chủ yếu được miêu tả qua đời sống tâm trạng )
?Tâm trạng và thái độ của người anh được miêu tả ở những thời điểm nào?
 (HS: - Trước khi phát hiện tài năng của em gái .
- Khi mọi người phát hiện ra tài năng của em. 
- Khi đứng trước bức tranh được nhận giải nhất của em gái. 
HS theo dõi đoạn đầu từ: Từ đầu-> vui lắm”
? Khi tài năng của em gái chưa được phát hiện, Trong đời sống thường ngày, người anh thường gọi em như thế nào ?Tìm chi tiết thể hiện?
? Tại sao người anh lại đặt cho em cái biệt danh ấy ?
? Qua cách gọi ấy em thấy người anh có tình cảm như thế nào với em ?
? Khi thấy em hay lục lọi đồ đạc, người anh đã nói gì ?
?Câu nói đó thể hiện được thái độ gì của người anh đối với em ?
? Khi thấy em nhào thứ bột đen sì và bôi bẩn ra tay người anh đã có hành động gì ?
? Người anh đã phát hiện ra điều gì ?
Qua những chi tiết trên cho thấy, khi tài năng của em gái chưa được phát hiện, người anh có thái độ với em như thế nào?
GV: Người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, vô tâm ngoài cuộc, không cần biết em chế màu vẽ để vẽ những gì. Vậy nhưng khi tài năng của em được phát hiện thái độ của anh với em ntn, ta sáng phần b
HS theo dõi đoạn văn: kể từ hôm đó-> chọc tức tôi”
? Nhờ đâu tài năng của em gái được phát hiện?
- Dùng phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật khăn trải bàn. 
- GV chia lớp làm 4 nhóm. 
- Thời gian : 7phút
+ 3 phút đầu các em làm việc cá nhân, viết câu trả lời ra phiếu học tập nhỏ của cá nhân sau đó đính vào phiếu HT chung của cả nhóm ở mỗi góc nhỏ.
+4 phút còn lại, dưới sự điều khiển của nhóm trưởng các em sẽ viết kết quả thảo luận của nhóm vào phần giữa phiếu học tập.
+ Hết thời giancác nhóm báo cáo kết quả.GV gọi đại diện một nhóm mang kết quả thảo luận lên bảng treo và trình

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_81_buc_tranh_cua_em_gai_toi_nam_h.docx