Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Truyện truyền thuyết

PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .

A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .

- Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006), học kỳ I (Tiết 1,4,5,9.10,13 ) để xây dựng chủ đề: “ TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT”.

- Chủ đề góp phần giúp học sinh học tốt môn GDCD để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

-Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.

 

docx 106 trang trandan 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Truyện truyền thuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Truyện truyền thuyết

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 1: Truyện truyền thuyết
hồ Gươm 
11
- Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá
12
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
4
13
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
14
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
15,16
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1.Kiến thức: Qua chủ đề truyện truyền thuyết, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tính; Thánh Gióng; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
-Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính; Bánh chưng, bánh giầy); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình (Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm).
 - Hiểu được cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyền thuyết.
- Tích hợp liên môn: Môn lịch sử,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. 
2.Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện dân gian được học.
- Bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết không được học trong chương trình.
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác: 
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
3.Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần học tập và niềm đam mê môn học. Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 
- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những việc làm, câu nói liên quan đến lịch sử, đến tinh thần đoàn kết dân tộc của Người.
- Quan niệm của Bác : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.( Liên hệ)
4. Phát triển phẩm chất, năng lực:
 Hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: Nhân ái và khoan dung, Làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh. Hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: cảm thu văn chương, tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ...
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
*** BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Khái niệm truyền thuyết. 
- Nhớ được 4 văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên. 
- Biết tóm tắt cốt truyện.
- Nêu ý nghĩa truyện.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết
 - Cốt lõi lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết.
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá người Việt.
- Hiểu ý nghĩa một số chi tiết tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật: anh hùng lao động sản xuất và văn hoá, anh hùng chống ngoại xâm.
- Kể lại đoạn truyện...
- Đọc – hiểu những truyền thuyết không được học trong chương trình.
- Chỉ ra nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
- Vận dụng hiểu biết những tình huống liên môn cơ nản như di sản văn hoá, lễ hội truyền...ì sao văn bản ST,TT được coi là truyền thuyết?
 Sơn Tinh - Thuỷ Tinh về các phương diện: lai lịch, tài năng, giao chiến, kết quả?
- Đọc phần đọc thêm SGK. Chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Nhược Pháp khi khắc hoạ chân dung hai nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
- Qua các truyền thuyết thời các vua Hùng, em hãy nêu cảm nhận của mình về thời đại Hùng Vương?
- ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật: ST, TT?
- Thử đóng vai Mị Nương, kể ngắn gọn truyện?
- Vẽ một chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài học em ấn tượng nhất.
- Hiện tượng lũ lụt hàng năm có phải bắt đầu từ cuộc tình giữa các vị thần với công chúa hay không?
 Bằng kiến thức của em, hãy giải thích và đưa ra một vài giải pháp hạn chế thiên tai ?
Văn bản : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu bố cục của văn bản?
- Tóm tắt cốt truyện.
? Nêu hoàn cảnh, tiêu chuẩn, cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng.
- Lang liêu có hiểu được ý thần không? 
- Em hãy lược thuật chi tiết làm bánh.
 - Đọc lời bình phẩm của vua cha.
- Nêu lại những sự việc chính trong truyện?
- Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì? Hãy kể lại?
- Nêu nghệ thuật- nội dung truyện?
- Em hãy cho vài lời bình luận về sự kiện chọn người nối ngôi của vua Hùng?
 - Vì sao thần giúp Lang Liêu?.
-Trong cảm nhận của em, Lang Liêu giống hoàng tử hơn hay một người nông dân hơn?
Tại sao thần không mách bảo rõ cách làm.
- Nêu cảm nghĩ của em về 2 thứ bánh đó ?
- Truyền thuyết cho em biết điều gì về XH, về quan niệm của người xưa.
- Truỵên đề cao nhân vật nào? Theo em vì sao nhân vật đó được ngợi ca.?
- Truyền thuyết đề cao phong tục đẹp gì của dân tộc? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi chúng ta?
- Vì sao nói bánh chưng, bánh giầy vừa thể hiện tấm lòng thành kính của Lang Liêu vừa thể hiện tài năng của chàng?
- Vẽ một chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài học em ấn tượng nhất.
- Tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện vớiLang Liêu. Kể lại cuộc gặp gỡ đó?
- Sưu tầm và kể lại nguồn gốc một loại bánh, một loại trái cây trong truyền thuyết?
- Cảm nhận về nhân vật Lang Liêu- anh hùng văn hoá.
Văn bản : SỰTÍCH HỒ GƯƠM
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu bố cục của văn bản?
- Tóm tắt cốt truyện.
- Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc nào? Việc đó đúng hay sai? Trong hoàn cảnh ra sao?
-Lê Lợi nhận gươm thần như thế nào?
-Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này thanh gươm thần kì?
-LQ đòi lại gươm thần khi nào? Theo em, tại sao có chi tiết đó? 
- Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì? Hãy kể lại?
- Nêu nghệ thuật- nội dung truyện?
- Nêu định chủ đề của truyện?
- Theo em cách Lê Lợi nhận gươm thần có ý nghĩa gì? Tại sao đức LQ không trực tiếp gặp Lê Lợi cho mượn gươm?
- Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
- Chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà có ý nghĩa gì? 
- Giải thích ý nghĩa của từ "thuận thiên"?
- Bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào? Qua bức tranh, em hiểu thêm gì về câu chuyện.
- Việc Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn và đòi lại gươm thần có ý nghĩa như thế nào?
- Vậy chi tiết kết thúc câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Lập bảng so sánh khí thế cua rnghĩa quân trước và sau khi nhận gươn?
-Nêu cảm nghĩ của em về cảnh Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi Gươm?.
- ý nghĩa của hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết của người Việt?
- Cảm nhận của am về chi tiết gươm thần toả sáng?
- Truyện thê rhiện thái độ của nhân dân như thế nào với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Tại sao “ Sự tích Hồ Gươm”ca ngợi tính chất nhân dân và tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
 - Hai câu văn:
Đánh một trận...
Đánh hai trận...
của Nguyễn Trãi trong bài : ‘Bình Ngô đại cáo” gợi nhắc tới chi tiết truyện nào? Tinh thần dân tộc trong hai câu đó?
- Viết đoạn văn cảm nhận về người anh hùng dân tộc Lê Lợi?
- Vẻ đẹp con người Việt Nam qua hai câu thơ: “Đạp quân thù ...
lại hiền như xưa”?
- Sưu tầm và kể truyền thuyết liên quan đế Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Đ. CHUẨN BỊ :
- Giaó viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
 + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 6 -7: Ngày soạn .......................... Ngày dạy:.........................
 THÁNH GIÓNG
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
 1. Kiến thức
- Môn ngữ văn: Học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện Thánh Gióng: nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. Củng cố kiến thức về thể loại truyền thuyết. Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Tích hợp kiến thức về văn tự sự và từ mượn.
- Môn lịch sử: Qua bài học, học sinh bước đầu nắm được sự phát triển khoa học kỹ thuật thời Hùng Vương (Lịch sử tiết 14 bài 13....
- Thảo luận nhóm bàn- thời gian 3 phút:
Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?
- Gọi đại diện các bàn trả lời và ý kiến phản biện.
- Sự bình thường: Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức.
- Sự khác thường:
+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai.
+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé ....
 + lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
-> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, gần gũi - người anh hùng của nhân dân.
 Theo quan niệm của dân gian, đã là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra. Điều đó thể hiện sự kì vọng vào những việc làm có ý nghĩa của người đó. 
b. Sự lớn lên của Thánh Gióng 
- GV thành lập nhóm 6 em. Nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký.
- Gv nêu yêu cầu thảo luận trên màn chiếu: Hình thức: nhóm lớn, thời gian: 10 phút...
- Các nhóm trưởng nhận phiếu học tập, chỉ đạo nhóm tham gia thảo luận: Mỗi thành viên trong nhóm ghi ý kiến cá nhân vào ô trống của mình . Sau đó thống nhất ý kiến và thư ký ghi vào ô chính giữa: thống nhất chung.
 PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM/ HÌNH THỨC KHĂN TRẢI BÀN
THỐNG NHẤT CHUNG
a.Tiếng nói đầu tiên của Gióng xin đi đánh giặc.
b.Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt.
c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
-Nhóm1: trình bày kết quả thống nhất .
- khái quát và liên hệ tới một số tấm gương trong lịch sử: tuổi nhỏ trí lớn: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu...
a.Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc.
+ Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn...
+ Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ.
+ Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng.
* Gv tổng hợp: Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:
 Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng, cũng là của nhân dân ta. Đó là ý thức về vận mệnh dân tộc. Lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì đứng ra cứu nước đầu tiên. Bác Hồ đã từng nhận định:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước
- Nhóm 3: trình bày kết quả thống nhất ý b.
- Chi tiết này gợi liên tưởng tới kiến thức của môn học nào?
b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt.
-> Vũ khí hiện đại. 
* GV tổng hợp: Chi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc. Kiến thức Lịch sử ở tiểu học đã nhắc đến thành tựu khoa học kĩ thuật thời Hùng Vương. Sắp tới khi học Lịch sử tiết 14 bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”chúng ta hiểu thêm về nội dung này.
* Nhóm 5: trình bày kết quả thống nhất ý c.
- Quan sát những hình ảnh và cho biết qua những hình ảnh và chi tiết vừa tìm hiểu em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tinh thần mọi thế hệ người Việt ?
(GV nhận xét và cho điểm khuyến khích tinh thần học tập của các em)
c.- Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
->Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân
- Quan sát hình ảnh.
- Nêu ý kiến.
* GV tổng hợp: Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, dân tộc ta cùng lúc phải đwơng đấu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Để nuôi quân đánh Pháp, Bác Hồ đã phát động toàn dân xây dựng “ Hũ gạo kháng chiến”, bớt khẩu phần ăn chung tay góp sức ủng hộ kháng chiến (H1). Tinh thần ấy ngày càng được phát huy cao độ với những hành động cụ thể và thiết thực. Nhiều trường học đã phát động phong trào:“ Hũ gạo tình thương vì bạn nghèo hiếu học” rất ý nghĩa (H2,3). Đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. 
-------------------- 
TIẾT 7: Ngày soạn .......................... Ngày dạy:.........................
 THÁNH GIÓNG ( tiếp)
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC: Đã trình bày ở tiết trước.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Vấn đáp , thuyết trình, nêu vấn đề... 
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC,
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
c. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
- Khi sứ giả mang những thứ Gióng cần đến, Gióng thay đổi như thế nào? ý nghĩa ? 
- Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc ? Nhận xét?
- Người anh hùng chiến trận mang màu sắc sử thi.
-Vùng dậy vươn vai biến thành tráng sĩ .
-> sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.
- Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ... đánh hết lớp này đến lớp khác. ->Đó là vẻ đẹp dũng mãnh.
* Gv tổng hợp : Ngày xưa nhân dân ta quan niệm rằng, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh và 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_1_truyen_truyen_thuyet.docx