Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tuần 9+10+11 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đa Tốn

1. Về kiến thức:

- Khái niệm hồi kí.

- Những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyên Hồng.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú với mẹ.

- Đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

2. Về năng lực:

- Biết cách đọc hiểu một văn bản hồi kí.

- Xác định được ngôi kể trong văn bản.

- Phân tích được nhân vật chú bé Hồng.

docx 59 trang trandan 11/10/2022 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tuần 9+10+11 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đa Tốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tuần 9+10+11 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đa Tốn

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Tuần 9+10+11 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đa Tốn
HIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản “Trong lòng mẹ”.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
 + Phiếu số 1
Lời nói, cử chỉ của bà cô
Phản ứng của bé Hồng
 + Phiếu số 2
Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ
Khi nhận ra mẹ
Hành động, cảm xúc
Nghệ thuật
+ Phiếu số 3
Hành động
Cảm xúc
Suy nghĩ
+ Phiếu số 4
Nghệ thuật
Nội dung
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay chứng kiến một câu chuyện về hoàn cảnh 1 em bé bất hạnh, không có bố (mẹ) ở bên chưa? Khi đó, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV. 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a.Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ ấu” cũng như đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
b.Nội dung: 
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK. 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi. 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Nguyên Hồng (1918 - 1982) 
- Tên: Nguyễn Nguyên Hồng.
- Quê: Nam Định.
- Sự nghiệp:
+ Đề tài: hướng về những người cùng khổ.
+ Sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ thành công hơn cả là tiểu thuyết.
+ Phong cách: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành.
- Các tác phẩm chính: “Bỉ vỏ” (1938), “Những ngày thơ ấu” (1938), “Cửa biển”,
2. Tác phẩm
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục)
b.Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Truyện “Những ngày thơ ấu” thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó?
? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
- Văn bản thuộc thể loại hồi kí.
- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của chú bé Hồng). 
- Văn bản chia làm 2 phần
+ P1: Từ đầu người ta hỏi đến chứ.
à Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.
+ P2: Còn lại: 
à Cuộc gặp gỡ của bé Hồng với mẹ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những chi tiết nói về cảnh ngộ, lời nói, cử chỉ và phản...c mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.
- NT: Sử dụng liên tếp các tính từ; các từ cùng trường nghĩa “khóc, nức nở, sụt sùi”.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Phát phiếu học tập số 3.
- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:
? Trình bày cảm xúc của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ?
? Hình ảnh người mẹ được hiện lên như thế nào ở đoạn văn cuối bài? Ý nghĩa của câu văn kết bài là gì?
? Thông qua cuộc gặp gỡ này em hiểu gì về bé Hồng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
b. Khi ở trong lòng mẹ
Hành động
Cảm xúc
Suy nghĩ
- Đùi áp đùi mẹ; 
- Đầu ngả vào đầu mẹ.
- Ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng.
à Cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Gương mặt tươi sáng.
+ Đôi mắt trong.
+ Nước da mịn, gò má hồng.
à Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé Hồng.
=> Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp theo bàn
- Phát phiếu học tập số 4.
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hồi kí giàu chất trữ tình.
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc.
- Hình ảnh so sánh độc đáo.
2. Nội dung
- Nỗi đau khổ bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ, mẹ Hồng và hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ.
- Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.
 3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập 1: Tại sao nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao bài tập cho HS.
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
 4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của bản thân về mẹ của mình.
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: 
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI
-Văn Công Hùng-
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Vẻ đẹp của vùng đất Đồng Tháp Mười.
- Một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa) của văn bản du kí.
2. Về năng lực
- Xác định được phương thức biểu đạt, ngôi kể của văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết về cảnh đẹp và con người vùng Đồng Tháp Mười.
- Phân ti...giao nhiệm vụ
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, HS thảo luận những vấn đề sau:
+ Tác giả đã lựa chọn những những yếu tố nào để miêu tả thiên nhiên ĐTM?
+ Tìm những chi tiết nói đến vai trò quan trọng của lũ với ĐTM?
+ Kênh rạch được đào nhằm mục đích gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv cho HS quan sát clip về vùng ĐTM và bổ sung: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ĐTM nói riêng là vùng sông nước, nơi người dân đã quen “sống chung với lũ”. Lũ đến mang cho người dân nguồn tôm cá dồi dào, mang đến phù sa bồi đắp cho đồng bằng thêm màu mỡTừng con kênh, con rạch như tạo ra bản sắc riêng, đặc trưng cho đồng bằng.
NV3: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm:
+ Tác giả đã giải thích về tên gọi “tràm chim” như thế nào?
+ Thời điểm để quan sát được chim là khi nào? Em nhận xét gì về cảnh sắc đó?
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
+ Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn.
+ Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
NV4: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi :
+ Tại sao tác giả lại nói “về đây mới thấy, sen xứng đáng đểngợp”?
+ Em có biết câu thơ hay bài hát nào ca ngợi về sen vùng Đồng Tháp Mười?
+ Tác giả đã sử biện pháp tu từ gì?
+ Qua cách miêu tả về lũ, kênh rạch, tràm chim, sen, em nhận xét gì về cảnh quan thiên nhiên vùng ĐTM?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
+ Sen bạt ngàn, chiếm không gian rộng lớn, bung nở giữa bùn, sen vươn lên kiêu hãnh à ở đây mới xứng đáng để ngợp
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để miêu tả về sen.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: Hoa sen có ở mọi miền đất nước, nhưng không ở đâu sen khiến người ta cảm thấy ngợp đến vậy, Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, một không gian rộng lớn bát ngát chỉ có sen. Sen kiêu hãnh và tự tin khoe sắc hồng giữa nắng gió, toả hương đồng gió nội. Cả không gian ĐTM như nhường lại cho sen khoe sắc mỗi mùa sen. Bởi thế mà dân gian ta từng ca ngợi
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, ĐTM còn nổi tiếng với những món ăn
NV5
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS theo dõi VB và trả lời câu hỏi:
+ Món ăn đặc trưng của ĐTM là gì?
+ Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm với món ăn như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
- Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển.
- Thái độ của tác giả: miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý, thưởng thức thời trân của đất trời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bình: Những món ăn bình dị, dân dã, có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu vùng ĐTM. Được thưởng thức những tinh hoa từ thiên nhiên, trời đất ban tặng khiến tác giả cảm thấy trân trọng, nâng niu món ăn đặc sắc vùng quê sông nước.
NV6
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
 Dạy học dự án: Tìm hiểu giới thiệu di tích lịch sử ở vùng ĐTM
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm 
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Mở rộng: Mỗi vùng miền đều có những kiến trúc tiêu biểu thể hiện nét văn hóa vùng miền ví dụ như Tháp Bà ( Nha Trang), Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam),
NV7
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời: Qua con mắt quan sát của tác giả, người dân vùng ĐTM hiện lên như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: N

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_tuan_91011_nam_hoc_2021.docx