Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi (Tiết 2) - Nguyễn Thành Lăng
1. Về kiến thức
- Hiểu được nội dung của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đối với người anh.
- Biết được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Hiểu được cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi (Tiết 2) - Nguyễn Thành Lăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi (Tiết 2) - Nguyễn Thành Lăng
tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.” => Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích vẽ và có tài năng hội họa. b) Tình cảm của Kiều Phương dành cho anh trai - Trước khi tài năng được phát hiện: Vui vẻ chấp nhận biệt danh “Mèo” anh tặng, dùng tên đó để xưng hô với bạn bè. => Rất quý mến anh, gần gũi, thân thiết với anh. - Khi tài năng được phát hiện: + Bị anh mắng vô cớ mặt xịu xuống, miệng dẩu ra. + Xét nét, quan sát anh. + Chọn anh để vẽ vào tranh. => Kiều Phương không xa lánh anh, khoan dung trước những việc làm của anh với mình. Với anh, cô bé đã có sự quan tâm đặc biệt. - Khi bức tranh đạt giải: + Lao vào ôm cổ anh + Thì thầm: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. => Muốn chia sẻ niềm vui với anh, tạo sự bất ngờ cho anh. + Vẽ anh rất hoàn hảo. => Tình cảm của Kiều Phương dành cho anh không hề thay đổi. Em luôn yêu thương, quý mến anh, dành cho anh những tình cảm tốt đẹp nhất. * Tiểu kết: + Nghệ thuật: - Miêu tả đặc sắc với sự quan sát tinh tế, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. - Miêu tả diễn diến tâm lí nhân vật. Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, có tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và nghệ thuật. III. Tổng kết 1- Nghệ thuật - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật - Xây dựng tình huống truyện. 2- Nội dung: Câu chuyện kể về quan hệ anh em. Khi em được phát hiện có tài năng, anh đã có thái độ mặc cảm tự ti, ghen tị và xa lánh em mình. Nhờ tình cảm hồn nhiên trong sáng và lòng nhân hậu của người em mà anh đã nhận ra phần hạn chế của mình. 3- Bài học rút ra từ câu chuyện - Trước thành công của người khác ta không nên ghen ghét, đố kị vì đó là tính xấu. - Lòng khoan dung, nhân hậu sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp. Hoạt động 3: Luyện tập - Phương pháp và KT: Vấn đáp - Hình thức: cá nhân. - NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, giao tiếp. - Phẩm chất: Tự tin, chăm chỉ - Thời gian dự kiến: 5’ * Câu hỏi trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Câu 1. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình? A. Em gái vẽ mình xấu quá. B. Em gái vẽ mình đẹp hơn mức bình thường. C. Em gái đã vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. D. Em gái vẽ sai về mình. Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương? A. Hồn nhiên, hiếu động. B. Tài hội hoạ hiếm có. C. Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu. D. Không quan tâm đến anh. Đáp án: Câu 1- C Câu 2- D * Bài tập tự luận: - Viết một đoạn văn khoảng 10 câu thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái. - Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương. Hoạt động 4: Vận dụng - Phương pháp và KT: Luyện tập thực hành - Hình thức: cá nhân . - NL: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Phẩm chất: trách nhiệm, Chăm chỉ. Hãy thử cố gắng tìm và ghi lại một/ một số điều tốt đẹp của một người bạn hoặc một người ở xung quanh mà con chưa yêu mến. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1’- Giao về nhà) - Tìm và sưu tầm tác phẩm văn học, những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình. IV. Củng cố, dặn dò - Về nhà học nội dung bài học. - Chuẩn bị bài Vượt thác.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_82_buc_tranh_cua_em_gai_toi_tiet.docx