Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cảm thán - Nguyễn Thị Lệ Giang

 Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!. Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.

 

pptx 35 trang trandan 08/10/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cảm thán - Nguyễn Thị Lệ Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cảm thán - Nguyễn Thị Lệ Giang

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu cảm thán - Nguyễn Thị Lệ Giang
chết mảnh mặt trời gay gắt, 
	Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
	Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 
b) 
🡪 Dấu hiệu nhận biết: Từ cảm thán: “Than ôi!” 
Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán, có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? 
Câu cản thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) 
Ngôn ngữ trong các văn bản hành chính – công vụ nói chung và trong trình bày kết quả các văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần độ chính xác và khách quan cao, vì thế không được phép dùng kèm các câu cảm thán. 
a. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! 
🡪 Tự hào 
b. Bỗng lòe chớp đỏ 
 Thôi rồi , Lượm ơi! 
🡪 Thương xót 
c. Ha ha! Một lưỡi gươm! 
🡪 Vui mừng 
🡪 Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc rất đa dạng: tự hào, sung sướng, vui mừng, thán phục; đau đớn, hối hận, nuối tiếc, trách móc . Việc xác định cảm xúc cho câu cảm thán phải căn cứ vào từ ngữ cảm thán và ngữ cảnh cụ thể. 
GHI NHỚ 
Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết đối với người, sự vật, sự việc được nói tới. 
Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, 
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 
Có trường hợp câu cảm thán được kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm lửng. 
Không phải câu nào chứa dấu chấm than/ từ cảm thán/ bộc lộ cảm xúc là câu cảm thán 
VD: Ôi, con đã cho bố bất ngờ quá lớn. 
Lưu ý 
VD: Một người như thế ấy! 
Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về. 
Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ? 
Bài tập nhanh 
Hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán: 
a. Anh đến muộn quá. 
b. Trăng đêm nay đẹp. 
c. Chân tôi đau quá . 
🡪 Trời ơi, anh đến muộn quá! 
🡪Trăng đêm nay đẹp biết bao! 
🡪 Ôi, chân tôi đau quá! 
Bài tập nhanh: 
Những câu sau đây có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao? 
b)  Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
c)  Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. 
a)  Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. 
Những câu câu cảm thán có chứa từ ngữ cảm thán là: 
a)  Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. 
b)   Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
c)  Chao ôi , có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá,  
II. Luyện tập 
2 nhóm cùng thảo luận trong 5’ để trả lời bài 2 (SGK – tr44) 
Ai nhanh hơn? 
Vòng 1 
Sau 5’, 2 nhóm lần lượt cử đại diên lên làm trên bảng 
Nhó m nhanh và đúng nhất sẽ được 2 điểm, nhóm xong sau sẽ được 1 điểm 
Ai làm cho bể kia đầy 
Cho ao kia cạn cho gầy cò con? 
🡪 Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến. 
Xanh kia thăm thẳm từng trên 
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? 
🡪Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. 
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu 
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu 
🡪Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CMT8) 
 Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? 
🡪Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt. 
Ai làm cho bể kia đầy 
Cho ao kia cạn cho gầy cò con? 
Xanh kia thăm thẳm từng trên 
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? 
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu 
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu 
 Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? 
🡺 Đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nhưng không phải là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu cảm thán (từ ngữ cảm thán và

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_cau_cam_than_nguyen_thi_le_giang.pptx