Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập "Nhớ rừng"

Em biết gì về phong trào Thơ mới và nhà thơ Thế Lữ?

1. Thơ mới và tác giả Thế Lữ

- Phong trào Thơ mới là phong trào thơ được khởi xướng từ những trí thức Tây học đầu thế kỉ XX nhằm thay đổi hình thức thơ ca truyền thống.

- Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới chặng đầu

 

ppt 22 trang trandan 07/10/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập "Nhớ rừng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập "Nhớ rừng"

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập "Nhớ rừng"
 vĩ tráng lệ và con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, uy nghi, kiêu hùng đúng là một 
 vị chúa sơn lâm đầy uy lực. 
-> Giấc mơ huy hoàng đã khép trong tiếng than u uất: Than ôi thời oanh liệt  
Bài tập 5 Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ 3 
Định hướng trả lời 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ 
Bằng những câu thơ, hình ảnh thơ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, gợi liên tưởng đoạn thơ như một bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ. Trung tâm của cảnh là chúa sơn lâm lẫm liệt kiêu hùng 
+ Đó là cảnh đẹp diễm lệ con hổ say mồi đứng uống ánh trăng đầy lãng mạn 
+ Đó là cảnh “ ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” hình ảnh con hổ mang dáng dấp của một bậc đế vương đang lặng ngắm giang sơn đổi mới 
+ Cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”chan hòa ánh sáng rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm 
+ Cảnh “ chiều lênh láng máu sau rừng”thật dự dội, con hổ đang chờ đợi mặt trời chết chiếm riêng phần bí mật trong vũ trụ 
Những câu hỏi, điệp ngữ lặp đi lặp lại cho thấy sự nuối tiếc khôn nguôi. 
Những cảnh huy hoàng oai phong, lẫm liệt chỉ là của dĩ vãng, hiện ra trong nỗi nhớ da diết đau đớn của hổ 
- “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” là lời than u uất của hổ bị giam cầm trong cũi sắt khao khát tự do, bất hòa với thực tại, nuối tiếc quá khứ . Đây cũng là tâm trạng của nhà thơ và của người dân Việt Nam mất nước đương thời. Qua tâm sự của chúa sơn lâm, tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 
Bài tập 6 
? Hãy giải thích vì sao tác giả “mượn lời con Hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời con Hổ có tác dụng thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ ?. 
Ý nghĩa của bài thơ ? 
Định hướng trả lời 
*Tác giả mượn lời con Hổ để bộc bạch một cách kín đáo, đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất, chán chường xã hội Việt Nam, thể hiện khao khát tự do của người dân mất nước thời bấy giờ. Đồng thời khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân ta. Họ thấy lời con hổ chính là tiếng lòng sâu kín của họ nên vừa ra đời bài thơ được công chúng say sưa đón nhận. 
* Đây là một áng văn chương yêu nước cho nên phải mượn lời con Hổ ở vườn bách thú để được hợp pháp đi vào rộng rãi trong quần chúng nhân dân 
Dặn dò 
- Học bài ghi nhớ nội dung, nghệ thuật của bài thơ 
- Hoàn thành bài tập 3 và 5 vào vở bài tập 
- Chuẩn bị ôn tập về kiểu câu nghi vấn 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_on_tap_nho_rung.ppt