Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
a. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
b. Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
c. Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
hai chấm không được nhấn mạnh bằng. Tác giả dùng dấu hai chấm là để nhấn mạnh vế sau dấu hai chấm. Bài tập 4/SGK/137. Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước . ( Trần Hoàng, Động Phong Nha) A B Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. Phong Nha gồm hai bộ phận (Động khô và Động nước). Thay được vì nghĩa cơ bản không thay đổi . Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. Phong Nha gồm (Động khô và Động nước). Không thay được, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích. Bài tập 5: Bạn học sinh này chép dấu ngoặc đơn đúng hay sai ? Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại. Tôi đi học – Thanh Tịnh. ) Những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ DẤU CÂU Dấu ngoặc đơn Dấu hai chấm Dùng để đánh dấu phần chú thích Giải thích Thuyết minh Bổ sung Đánh dấu báo trước Phần giải thích, thuyết minh Lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) Lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang) Hướng dẫn học ở nhà : Ghi nhớ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Làm các bài tập còn lại ở SGK. Về nhà soạn bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” tiết sau học . QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_50_dau_ngoac_don_va_dau_hai_cha.ppt