Các kiểu bài nghị Luận văn học – Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

1) Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học

Nhận dạng kiểu bài

Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học (hiểu, phân tích, lí giải, bình giá) của người viết. Đối tượng cảm thụ có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhung cũng có thể là một đoạn trích. Kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học thường được cụ thể hoá thành các dạng đề cơ bản sau:

Dạng đề bàn về giá trị của một tác phẩm văn học

Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm văn học

 

doc 29 trang trandan 15720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các kiểu bài nghị Luận văn học – Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các kiểu bài nghị Luận văn học – Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Các kiểu bài nghị Luận văn học – Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9
Về giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học:
Giá trị hiện thực là một trong hai giá trị cơ bản làm nên giá trị nội dung của tác phẩm văn học. Phản ánh hiện thực là một thuộc tính của văn học nhưng đạt đến giá trị hiện thực lại là một phẩm chất của văn học. Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học thể hiện ở chỗ: tác phẩm ấy có phản ánh chân thực cuộc sống hay không, có thể hiện được những quy luật, bản chất của cuộc sống hay không.
Do hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên giá trị hiện thực cũng biểu hiện vô cùng phong phú. Để tìm hiểu giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học cần trả lời các câu hỏi: Hiện thực đó ở xã hội nào? Ở đâu? Được phản ánh thế nào?; Hiện thực về những con người nào? Được phản ánh ra sao?
+ Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đòi, đề tài, tóm tắt những nét cơ bản về nội dung tác phẩm.
Phần tích các biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm:
+ Hiện thực về cuộc sống xã hội.
+ Hiện thực về cuộc sống con ngưòi.
Đánh giá:
+ Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm có chân thực, sâu sắc hay không? Điểm gặp gỡ vói các tác phẩm khác? Nét riêng, đặc thù so vói các tác phẩm khác cùng thời, cùng đề tài?
+ Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật miêu tả hiện thực.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
Bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học
Ví dụ 1: Nét độc đáo trong tư tưởng nhân đạo trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
Ví dụ 2: Phần tích giá trị nhân đạo trong tấc phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Với dạng đề này, có thể triển khai theo dàn ý sau:
Mở bàỉ: Dẩn dắt vấn đề (giói thiệu tác giả, tác phẩm), nêu yêu cầu của đề bài.
Thăn bài:
Giới thuyết về giá trị nhân đạo:
+ Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con ngưòi, là tình yêu thương giữa người vói người.
+ Nhà văn chân chính là những nhà nhận đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
+ Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học thể hiện cụ thể ở: lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người
+ Cảm hứng nhân đạo cùng vói cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. về cơ bản, có những biểu hiện chung song ở mỗi thòi kì, mỗi giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có những biểu hiện riêng.
Phân tích các biểu hiện của giá trị nhăn đạo trong tác phẩm:
+ Tấm lòng cảm thông, xót thương của nhà văn trước nỗi thống khổ của con người.
+ Thái độ lên án, tố cáo những thế lực tàn ác chà đạp lên vận mệnh con ngưòi.
+ Trân trọng, ngợi ca, thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của con người.
+ Đề cao khát vọng của con ngưòi. Đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cho con người.
+ Đưa ra những giải pháp giúp con người thoát khỏi bi kịch, bế tắc.
Đánh giá:
+ Chỉ ra điểm mói, nét độc đáo trong giá trị nhân đạo của tác phẩm, nó góp phần làm phong phú thêm những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học như thế nào? Lí giải nguyên nhân tạo nên những nét mói mẻ đó.
+ Chỉ ra những nét hạn chế trong giá trị nhân đạo của tác phẩm (nếu có). Lí giải những nguyên nhân tạo nên nét hạn chế đó.
+ Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc truyền tải giá trị nhân đạo của tác phẩm. Giá trị nhân đạo được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật, qua giọng điệu
+ Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật. Muốn có được điều đó cần tạo ra được cách cảm và đặc biệt cách thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, cái gốc của nhà văn vẫn là tấm lòng. Đúng như thi hào Nguyễn Du đã từng viết: Chữ tâm kia mói bằng ba chữ tài. Vì thế, trên hết, nh...n định về tư tưởng sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác của một tác giả văn học.
Ví dụ: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.” (Mai Quốc Liên, Nguyễn Du toàn tập, NXB Văn học, 1996).
Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định trên.
Dạng đề nhận định về một tác phẩm văn học (Bàn đến nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm)
Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thế hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đòi của Thanh Hải.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Ví dụ 2: Người đọc “Truyện Kiều” từ xưa đến nay đều công nhận: “Thi hào Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật”.
Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (trích “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn ý chung
Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác
Trích dẫn nhận định.
Phạm vi vấn đề. (Nếu đề yêu cầu nhưng thường thì không cần đến thao tác này.)
Thân bài:
Giải thích
+ Giải thích nhận định:
Giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định
Khái quát nội dung của lòi nhận định.
Tuy nhiên, đối với những đề bài nhận định đã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích, chỉ cần khái quát nội dung của nhận định.
Giải thích cơ sở của vấn đề (trả lòi những câu hỏi: Vì sao lại thế? Lí do nảy sinh vấn đề là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề? Ở đây, thường dựa vào kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử, về tâc giả, tác phẩm để lí giải).
Chứng minh nhận định:
+ Luận điểm 1: nêu luận điểm; chứng minh luận điểm: luận cứ 1; luận cứ 2 luận cứ  Kết luận luận điểm.
+ Luận điểm 2
+ Luận điểm 3
Đánh giá, mở rộng vấn đề:
+ Đánh giá thành công của vấn đề.
+ So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận.
+ Rút ra bài học sáng tạo cho ngưòi nghệ sĩ và bài học tiếp nhận cho bạn đọc.
Kết bài:
Khái quát, khẳng định ý nghĩa của vấn đề.
Vai trò, ý nghĩa của vấn đề vói bản thân.
Kiểu bài so sánh
Khái niệm, mục đích và yêu cầu của kiểu bài so sánh
So sánh là phương pháp nhận thức, trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đòi sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.
Vói phân môn Tập làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo hai lóp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là một trong nhiều thao tác lập luận. Thứ hai, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học, tức là như một kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập trong chương trình Ngữ văn THCS. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: về tác giả (phong cách, nội dung tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật); về tác phẩm (đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật). Quá trình so Sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu HS chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của HS hiện nay. Đối với đối tượng HS THCS, các yêu cầu về nâng lực lí giải cần phải họp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán họp lí với năng lực của các em.
Như vậy, kiểu bài so sánh văn học có yêu cầu so sánh khá phong phú, đa dạng, khó có thể tìm ra một dàn bài khái quát thoả mãn tất cả các dạng đề bài. Trong yêu cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, HS cần linh hoạt, sáng tạo. Vấn đề cốt tuỷ của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa “trúng” vừa “hay”. Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra ngoài mục đích đó.
Cần thấy, cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kiểu bài nghị luận, trong đó, thao tác đố... yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn.
+ Ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy.
So sánh giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học
Ví dụ: Bức tranh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du.
Khái niệm này không được dùng phổ biến, rộng rãi trong trường phổ thông như khái niệm tư tưởng nhân đạo, nhưng đối với.HS giỏi, đây là một vấn đề cần chú ý. Tư tưởng hiện thực của một nhà văn là cách nhìn, quan niệm của nhà văn ấy về hiện thực đời sống. Tư tưởng hiện thực thể hiện ở sự nhận thức, lí giải của người cầm bút về cuộc sống, khả năng phát hiện những mối quan hệ nhân sinh phức tạp, nhìn ra những mâu thuẫn trong lòng hiện thực Mỗi nhà văn có thể có cái nhìn khác nhau về cùng một hiện thực. Tư tưởng hiện thực chi phối việc xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm vì hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Tư tưởng hiện thực thường gắn bó chặt chẽ với tấm lòng nhân đạo của tác giả.
Khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các bình diện sau:
Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con ngưòi.
Tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan, thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả?
Các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy.
So sánh giá trị nhân đạo
Ví dụ: Nét độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều”).
Để làm tốt dạng đề so sánh giá trị nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc khái niệm, các biểu hiện của giá trị nhân đạo, HS cần lưu ý đến các bình diện sau để đối sánh:
Niềm cảm thương của các tác giả đối vói những khổ đau, bất hạnh của con người.
Thái độ lên án, tố cáo của các tác giả đối vói những đối tượng chà đạp lên quyền sống con người.
Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối vói những giá trị, vẻ đẹp, phẩm chất của con người.
Thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng sống chính đáng của con người.
So sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa) yêu nước
Ví dụ: Điểm gặp gỡ và nét khác biệt trong cảm hứng yêu nước qua hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Với dạng đề so sánh tư tưởng (hoặc cảm húng, chủ nghĩa) yêu nước, HS cần chú ý đến các bình diện sau:
Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước, về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá).
Tình yêu thương đồng bào, nhân dân.
Lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc.
Khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh.
Lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông.
Các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước.
So sánh tình huống truyện
Ví dụ: Nét độc đáo trong việc sáng tạo tình huống truyện của Kim Lân và Nguyễn Quang Sáng qua hai tác phẩm “Làng” và “Chiếc lược ngà”.
Vói dạng đề so sánh tình huống truyện, HS cần triển khai các luận điểm sau:
Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình huống tâm trạng hay tình huống nhận thức)
Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình huống truyện được thực hiện như thế nào?
Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao?
Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị nội dung như thế nào?
So sánh nhân vật trong tác phẩm tự sự
Ví dụ: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
Thành Long và nhăn vật Phương Định trong “Nhưng ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Có thể triển khai luận điểm dạng đề so sánh nhân vật trong tác phẩm tự sự như sau:
Mở bài: Giới thiệu các tác giả, tác phẩm và các nhân vật.
Thân bài:
Giới thuyết:
+ Đề tài, nhân vật trong tác phẩm tự sự;
+ Xác định vị trí nhân vật (chính, phụ);
+ Khẳng định các nhân vật vừa có những nét chung vừa có những nét riêng khó trộn lẫn.
Phân tích:
+ Nét chung: hoàn cảnh sống, số phận; phẩm chất; nghệ thuật miêu tả.
+ Lí giải nguyên nhân: đề tài, hoàn cảnh sáng tác, gặp gỡ tư tưởng của tác giả.
+ Nét riêng: ngoại hình; số phận; tính cách, phẩm chất; nghệ thuật miêu tả.
+ Lí giải nguyên nhân: thời đại; quan điểm sáng tác; phong cách nghệ thuật; cơ sở lí luận văn học: mỗi tác phẩm là số phận của một cá nhân cụ thể, tác phẩm muốn tồn tại phải có chất người độc đáo, có sự sáng tạo.
Đánh giá:
+ Các nhân vật góp phần làm phong phú thêm cho đề tài.
+ Thể hiện tấm lòng và tài năng của nhà văn.
+ Bài học cho người sáng tạo.
(k) So sánh ở cấp độ chi tiết
Ví dụ: Có người khi đọc ‘‘Chuyện người con gái Nam Xưong” của Nguyễn Dữ và “Chiếc lá cuối cùng” của o. Hen-ri đã có nhận xét: “Chiếc bóng trên vác

File đính kèm:

  • doccac_kieu_bai_nghi_luan_van_hoc_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_v.doc