Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì 1, ngoài văn tự sự học sinh còn được học văn thuyết minh. Theo đó, trong một bài văn thuyết minh, có 2 yếu tố học sinh cần nắm chắc. Một là đối tượng thuyết minh: nó có thể là đồ vật, con vật, cây cối, sự việc, con người, tác phẩm, thể loại văn học Hai là về thông tin thuyết minh: học sinh có thể quan sát trực tiếp đối tượng để tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng. Đối với những đối tượng không thể quan sát thì ta phải dựa vào nguồn tư liệu, sách vở để tham khảo. Yêu cầu thông tin trong bài văn thuyết minh phải chính xác, đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu và đặc trưng nhất. Ngoài ra, sự mới mẻ để bài viết cuốn hút người đọc là điều học sinh cần lưu ý. Bài văn thuyết minh không chỉ đơn thuần là liệt kê các đặc điểm, tính chất của đối tượng mà cần có yếu tố sáng tạo để tạo sự khác biệt cho bài văn.

doc 46 trang trandan 10/10/2022 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu
 sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. tài liệu Thu Nguyễn
2. Mục đích của văn bản thuyết minh.
 Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
3. Tính chất của văn bản thuyết minh.
 Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích
4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh.
 Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
5. Các bước làm bài văn thuyết minh.
_ Xác định đối tượng thuyết minh.
_ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác.
_ Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
_ Lựa chọn phơng pháp thuyết minh.
_ Tìm bố cục thích hợp cho bài thuyết minh.
6. Các phương pháp thuyết minh:
_ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
 Là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lô gíc của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Trong phương pháp nêu định nghĩa thường sử dụng từ là.
_ Phương pháp liệt kê:
 Là phương pháp lần lượt chỉ ra đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó.
_ Phương pháp nêu ví dụ:
 Là phương pháp thuyết minh sự vật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Dùng cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc.
_ Phương pháp dùng số liệu:
 Là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này.
_ Phương pháp so sánh:
 Là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần thuyết minh. Có thể dùng so sánh cùng loại hoặc so sánh khác loại nhng điểm đến cuối cùng là nhằm để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. tài liệu Thu Nguyễn
_ Phương pháp phân loại, phân tích:
 Là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh.
7. Các dạng văn thuyết minh.
Dạng 1:
 Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
Ví dụ:
+ Giới thiệu về chiêc kính.
Dạng 2:
 Thuyết minh về một cách làm.
Ví dụ:
 Giới thiệu cách làm món nộm.
Dạng 3:
 Thuyết minh về một thể loại văn học.
Ví dụ:
+ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Dạng 4:
 Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học.
Ví dụ:
 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
Dạng 5:
 Thuyết minh về một di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Ví dụ:
+ Giới thiệu về vịnh Hạ Long.
+ Giới thiệu về chùa Một Cột.
+ Giới thiệu về đền Hùng.
+ Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm.
+ Giới thiệu về động Phong Nha.
Dạng 6. Thuyết minh về con vật nuôi có ích.
B, Cách làm các dạng văn thuyết minh
Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng.
b. Thân bài: Lần lượt trình bày nội dung:
- Lịch sử, nguồn gốc của đồ dùng.
- Cấu tạo của đồ dùng: hình dáng, chất liệu, các bộ phận,
- Tính năng hoạt động.
- Cách lựa chọn, cách sử dụng, cách bảo quản.
- Lợi ích của đồ dùng.
c. Kết bài: Nhấn manh tầm quan trọng, tiện ích của đồ dùng trong cuộc sống.
Lưu ý: Khi viết thành bài văn cần chú ý cách diễn đạt: cụ thể, chi tiết, có số liệu chính xác...Dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp. Ngôn ngữ, văn phong trong sáng, khoa học. Có sử dụng yếu tố miêu tả nhưng tránh sa vào làm văn miêu tả.
Đề 1:
 Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Lập dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
_ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thường gắn với hình ảnh chiếc nón lá duyên dáng.
_ Chiếc nón lá Việt Nam gợi đến vẻ đẹp truyền thống tao nhã, kín đáo và đằm thắm, đoan trang.
Thân bài:
a, Nguồn gốc: 
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều vì vậy từ lâu chiếc nón lá đã trở thành người bạn không thể thiếu đối với người nông dân đặc biệt là người phụ nữ.
 Chiếc...ười ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi ni long mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
 Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
...............................................................................................................
Đề 2:
 Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
**Lập dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
- Đã từ lâu, áo dài là hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam gắn bó thân thiết với chiếc áo dài.
- Chiếc áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống thể hiện được giá trị văn hoá của người phụ nữ.
2. Thân bài:
Nguồn gốc: Aó dài là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt nam. Cho đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Ban đầu còn thô sơ nhưng cũng rất đẹp, kín đáo. Chúng ta cũng biết đến ó dài thời vua chúa trong cung đình Huế.
Cấu tạo: Aó dài gồm 3 phần: cổ áo, thân áo và tay áo. 
Thân áo: có 2 tà là tà trước và tà sau được may cách chân khoảng 5-10cm.
Cổ áo: áo dài truyền thống đưuọc thiết kế cổ cao, ôm sát , tạo vẻ kín đáo cho người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay với phong cách hiện đại thì cổ áo cũng được cách tân, người ta có thể may áo dài cổ tròn, cổ thuyền.
Tay áo không có cầu vai, may liền kéo dài từ cổ đến cổ tay.
Ngày nay, áo dài thường được may cách tân: tà áo có thể ngắn, dài theo sở thích của người mặc, tay áo cũng ngắn dài theo mùa nhưng nét đẹp vốn có của áo dài vẫn không hề bị thay đổi.
Áo dài thừng dược may ôm sát cơ thể để tạo vẻ mềm mại, uyển chuyển., trên thân áo thừng được trang trí những họa tiết khác nhau, chất liệu của chiếc áo dài thường là lụa, gấm, nhung, vùa mềm mại vừa nhẹ lại có nét thanh thoát cho người mặc.
Công dụng và ý nghĩa:
Áo dài chiếm vị trí đọc tôn trong các dịp lễ hội cũng như giao dịch quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam đều trầm trồ khi ngắm những tà áo dài vừa kín đáo, vừa e ấp gợi được những nét mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.
Áo dài còn xuất hiện trên các diễn đàn, các sân khấu trong và ngoài nước, các buổi tọa đàm về nghệ thuật thời trang, các cuộc thi hoa hậu.
Chiếc áo dài là hioeenj thân của người phụ nữ Vietj Nam, là trang phục mang nét đặc trưng của dân tộc đã được UNESSCO công nhận là di sản phi vật thể. Hình tượng của chiếc áo dài xuất hiện trên các tem thư, nhà sách và trở thành đề tài cho các nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm tuyệt bút: ” Tà áo em bay bay trên phố nhẹ nhàng” hay “ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát; Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.” tài liệu Thu Nguyễn
Ngày nay, thời trang phát triển như vũ bão, có rất nhiều sản phẩm được ra đời nhưng không có gì có thể thay thế được tà áo dài duyên dáng, thanh lịch của con người Việt Nam.
Cách bảo quản
- Sau khi mặc, phải giặt nhẹ nhàng bằng tay và phơi trong gió mát.
- Treo lên mắc và cất vào tủ đứng để tránh cho áo dài bị mất phom và nhăn nhúm sẽ lam giảm vẻ đẹp và độ sang trọng của áo dài. 
- Khi là không là với nhiệt độ quá cao để giữ dáng áo, đặc ...ngòi ngược vào trong. Bên cạnh đó, bút bi còn có rất nhiều kiểu khác, như là nắp bút xoay,...
Mỗi năm, vào dịp chuẩn bị cho năm học mới, các hãng sản xuất bút bi ớ Việt Nam như “Thiên Long”, “Bến Nghé" lại đưa ra nhiều mẫu mã mới từ đơn giản đến cầu kì để đáp ứng cho người tiêu dùng.
Muốn sử dụng bút bi bền lâu, ta cần phải biết cách sử dụng và bảo quản bút bi. Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40 đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết. Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu bi. Vì đầu bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống. Tôi sẽ chỉ cho các bạn một mẹo nhỏ để sử dụng bút bi. Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đến mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.
Như chúng ta đều biết, bút bi đã đi vào cuộc sống của ta một cách quen thuộc. Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Chúng ta có thế thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi,... Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi. Ngoài ra. bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo. Gần đây, còn xuất hiện hình xăm bằng bút bi,...
Ý nghĩa của cây bút bi rất quan trọng đối với học sinh chúng ta, chúng ta dường như sử dụng nó mỗi ngày. Bút bi là một vật vô tri, nó không những tạo ra những con chữ đầy ý nghĩa mà còn, nếu chúng ta sử dụng một cách chuyên cần, bút bi sẽ tạo ra những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ "tài hoa" của bút bi, học sinh chúng ta cần phải giữ vở sạch, rèn luyện chữ đẹp, trao đổi kiến thức. Hãy biến bút bi - cây bút vô tri của bạn trở thành một công dụng cần thiết, một trợ thủ đắc lực trong công việc học tập bạn nhé!
.....................................................................................................
Đề 4: Thuyết minh về bộ đồng phục.
Lập dàn ý chi tiết:
Mở bài
Mỗi ngành nghề đều có đồng phục. Nhìn bộ đồng phục đó họ biết làm nghề gì, ở đâu.
Học sinh cũng đêu có đồng phục, tôi tự hào vơí bộ đồng phục của mình.
Thân bài
*Nguồn gốc
- Trên thế giới học sinh mặc đồng phụcđã trở thành thói quen từ xa xưa.
- Ở miền Bắc nước ta khoảng từ năm 1985 việc mặc đồng phục mới được đặt ra và ngày nay mới trở thành thói quen của học sinh.
* Cấu tạo
- Đồng phục trường tôi mang hai màu truyền thống là trắng- kẻ caro đen trắng và xanh tím than có sự phối màu rất trang nhã.
- Là trường ở miền Bắc nên đồng phục trường tôi có bộ mùa hè và mùa đông.
- Đồng phục mùa hè có áo sơ mi trắng( dài tay và cộc tay), áo được may bằng vải cô-tông mềm mại thấm mồ hôi; cổ áo may kiểu Đức, có chân cổ nên quàng khăn đỏ rất đẹp.
+ Áo nam may có túi trước ngực, áo tay ngắn, may suôn, tay dài, cổ tay cài măng- séc.
+ Áo nữ may dài ngang hông không có túi trước ngực và sát người hơn.
- Quần: Nam may ống đứng dài vừa phải, có hai túi bên sườn tiện cho việc để chìa khóa.
- Quần nữ may gọn hơn, hợp với dáng để mặc.
- Đồng phục mùa đông: chỉ thêm một lớp bu-dông, hai lớp rộng khoác ra ngoài áo len, áo vải vùa ấm, vùa gọn gàng, áo nam và áo nữ giống nhau chỉ khác về kích cỡ. Áo kéo khóa kín đến tận cằm , tay áo và gấu áo có may chun rất gọn gàng.
- Thân áo và tay áo màu xanh ở dưới, màu trắng ở trên.
- Điểm chung của đồng phục mùa đông và mùa hè là ở tay áo bên trái gần vai có thêu lô-gô của trường. Lô-gô hình ảnh cách điệu của trang sách rộng mở và ngọn đuốc sáng nổi bật trên nền màu xanh da trời, phía dưới là tên trường có màu đỏ.
- Phù hiệu rất đơn giản nhưng lại là lời nhắc nhở sâu sắc tới học sinh( nhắc nhở cái gì?)
* Ý nghĩa
- Nhà trường quy định tất cả các ngày trong tuần học sinh đều mặc đồng phục,.
- Đồng phục khiến chúng tôi ngăn nắp, gọn gàng hơn chứ không ăn mặc tùy tiện được.
- Đồng phục tạo nên sự bình đẳng: ai cũng mặc giống nhau chỉ khác là ai cẩn thận giữ gìn sạch sẽ hơn thôi.
- Đồng phục rèn cho chúng tôi có ý thức hơn bởi vì nhìn vào đồng phục mọi người biết học sinh đó ở trường nào.
* Cách bảo quản
- Sau mỗi ngày đi học về cần giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp ngăn nắp để vào tủ quần áo.
- Khi mặc cần giữ gìn sạch sẽ đặc biệt tránh để mực dây vào áo sẽ khó giặt.
Kết bài: Nói tóm lại, chúng ta cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách chúng ta thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.
Đề 5: Giới thiệu quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1
2. Thân bài
* Hình thức :
- SGK Ngữ văn 8 tập 1 do nhà xuất bản giáo dục phát hành và dưới sự cho phép của bộ Giáo dục và đào tạo.
- Kích thước 17x24cm.
- Cầm cuốn sách trên tay ta có thể nhìn thấy dòng chữ “ Ngữ văn 8 tập 1” nổi bật trên nền màu hồng. Phía góc trên bên trái của cuốn sách là dòng chữ màu đen: Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Giữa quyển sách có hình những bông hoa thủy tiên 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_1_mon_ngu_van_8_chuyen_de_van_thuyet.doc