Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
1. Kiến thức:
- Phân biệt được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
- Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.
- Phân biệt được sao, hành tinh và vệ tinh: sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao, vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh.
- Thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
ểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu à có hình dáng giống cái chổi. + Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định. - Giải thích được lý do ta nhìn thấy các hành tinh, vệ tinh là nhờ nó được sao chiếu sáng - Phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo từ đó giải thích được vật thể nhân tạo không phải là thiên thể. Nội dung: Trình bày được khái niệm của thiên thể. - Phân loại được các thiên thể gồm: sao, hành tinh, vệ tinh. - Giải thích được khái niệm sao, hành tinh, vệ tinh và lấy được ví dụ. - Phân biệt được sao chổi là tiểu hành tinh đặc biệt và khái niệm của chòm sao. - Giải thích được lý do tại sao các hành tinh, vệ tinh không phát sáng nhưng ta vẫn nhìn thấy chúng. - Vận dụng được khái niệm thiên thể để giải thích vệ tinh nhân tạo không phải thiên thể. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy gồm các phần: - Thiên thể là tên gọi chung của các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Các thiên thể gồm: sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, chòm sao. + Sao là thiên thể tự phát sáng, ví dụ Mặt Trời. + Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao. Ví dụ: Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy, + Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh. Ví dụ: Mặt Trăng, + Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh những khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi. + Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định. - Các hành tinh, vệ tinh không phát sáng nhưng ta vẫn nhìn thấy chúng vì chúng được sao chiếu sáng. - Vệ tinh nhân tạo không phải là thiên thể vì nó không phải vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Tổ chức thực hiện: - GV chia học sinh thành 8 nhóm. - GV chuẩn bị cho HS các từ khóa và hình ảnh của thiên thể, sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, chòm sao. - GV yêu cầu HS chuẩn bị mỗi nhóm 1 giấy A2, bút nhiều màu. - GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm, HS tiến hành làm sơ đồ tư duy tìm hiểu về thiên thể theo các yêu cầu: + Tên chủ đề, khái niệm nằm ở trung tâm: Thiên thể. + Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm, trên mỗi nhánh phân biệt các loại thiên thể (bao gồm khái niệm và hình ảnh ví dụ). + Trang trí, tô màu sinh động cho sơ đồ tư duy. - GV đặt câu hỏi các nhóm cùng trao đổi, thảo luận, tìm hiểu: + Ngoài sao, các thiên thể khác đều không phát sáng, vậy làm cách nào ta có thể nhìn thấy chúng? + Trả lời câu hỏi SGK trang 214. GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). GV nhận xét và chốt nội dung về thiên thể, phân biệt các thiên thể, ghi chép lại nội dung chính và đáp án câu hỏi trong SGK. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - Kết luận: GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Chế tạo đồng hồ mặt trời đơn giản từ vật liệu tái chế. c) Sản phẩm: HS chế tạo được đồng hồ mặt trời xác định được thời điểm từ 8h sáng đến 17h chiều. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp dựa vào phần hướng dẫn trong SGK và nộp sản phẩm vào tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_5.docx