Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 54: Hệ mặt trời

1. Kiến thức:

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của Hệ Mặt Trời.

- Nêu được các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

- Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, theo dõi video để tìm hiểu về cấu trúc sơ lược của Hệ Mặt Trời, nêu được tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu chu kì tự quay, chu kì quay quanh Mặt Trời và khoảng cách đến Mặt Trời của tám hành tinh, hợp tác để đưa ra so sánh về khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời và sự liên hệ giữa khoảng cách này với chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong vẽ sơ đồ biểu diễn sơ lược hệ Mặt Trời theo một tỉ lệ cho trước và giải tích lí do từ Trái Đất, có thể nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

 

docx 4 trang trandan 10/10/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 54: Hệ mặt trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 54: Hệ mặt trời

Giáo án Khoa học tự nhiên Khối 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 54: Hệ mặt trời
i theo một tỉ lệ cho trước và giải tích lí do từ Trái Đất, có thể nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Quan sát được tranh, ảnh, video để rút ra nhận xét về khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời.
So sánh, rút ra được sự liên hệ giữa khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời và chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh đó.
Giải thích được lí do có thể nhìn thấy các hành tinh dù chúng không phải là nguồn sáng.
Vẽ được sơ đồ biểu diễn Hệ Mặt Trời theo đúng tỉ lệ cho trước.
 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về Hệ Mặt Trời.
Trung thực, cẩn thận trong xử lí kết quả được nhận, rút ra nhận xét và vẽ sơ đồ theo đúng tỉ lệ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh các hành tinh của Hệ Mặt Trời tính từ trong ra ngoài.
Video bài hát về các hành tinh của Hệ Mặt Trời: 
Tiếng Anh: https://www.youtube.com/watch?v=--jvdwXVqfk&t=74s
Tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=5fHjmia4MgY
Phiếu học tập Bài 54. HỆ MẶT TRỜI (đính kèm).
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: một hộp các – tông kính cỡ khoảng 30cm x30cm x20cm, 1 cuộn băng dính, nửa cuộn giấy nến và 1 đinh ghim.
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu sơ lược cấu trúc của Hệ Mặt Trời
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu sơ lược cấu trúc của Hệ Mặt Trời
Nội dung: 
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời câu hỏi bài cũ: Ngôi sao là gì? Hành tinh là gì? Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là sao hay hành tinh?
Học sinh trả lời câu hỏi mới: Ngoài Trái Đất và Mặt Trăng, còn những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời không?
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh:
- Sao là thiên thể tự phát sáng.
- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao.
- Mặt Trời là sao, Trái Đất là hành tinh, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- HS có thể trả lời được ý cuối hoặc không.
Tổ chức thực hiện: 
- GV kiểm tra bài cũ, gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời cá nhân.
- GV từ câu hỏi cuối để đưa ra vấn đề của bài học: Còn những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời? 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sơ lược cấu trúc của Hệ Mặt Trời
Mục tiêu: 
- Nêu được Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt trời ở trung tâm, và tám hành tinh quay quanh, theo thứ tự từ gần đến xa Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Nêu được các hành tinh vừa quay quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh trục của nó.
Nội dung: 
- Quan sát video bài hát về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Học sinh làm việc cặp đôi trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 54 phần I và trả lời các câu hỏi sau:
H1. Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?
H2. Hãy kể tên tám hành tinh từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất.
H3. Các hành tinh đứng yên hay chuyển động?
H4: Có được nhìn trực tiếp Mặt Trời không? Vì sao?
Sản phẩm: 
- Học sinh xem video, tìm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là:
H1. Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
H2. Có tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, theo thứ tự từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
H3. Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó với chu kì riêng.
H4: Không được. Vì ánh sáng Mặt Trời có cường độ mạnh, có thể làm mù mắt.
Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video bài hát. GV giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm đôi trong 3 phút tìm hiểu tài liệu sách phần I và dựa vào thông tin của video bài hát để trả lời 3 câu hỏi vào phiếu nhóm. 
- Thực hiện: HS suy nghĩ, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. 
- Báo cáo, thảo luận: Đ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_khoi_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_5.docx