Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

1. Kiến thức:

- Biết lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất.

- Nhận biết được một số nguy cơ và tác hại khi sử dụng điện, nước lãng phí. Biết được hành vi nên làm và không nên làm khi sử dụng điện, nước.

- Biết được một số đồ dùng sử dụng bằng điện và sử dụng có hiệu quả trong gia đình và trong trường THCS.

- Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học.

- Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân, của nhóm.

- Kiên trì thực hiện kế hoạch học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Xác định được lợi ích của điện, nước.

- Đề xuất được giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp với từng giải pháp.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác:

- Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.

- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm lập kế hoạch.

- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.

- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 5 trang trandan 10/10/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
lực giao tiếp và hợp tác:
- Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm lập kế hoạch.
- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phân biệt được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng điện, nước.
- Rèn kĩ năng tư duy, phán đoán, suy luận khi tham gia giải quyết tình huống trong bài tập, trò chơi.
- Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm qua các trò chơi, bài tập theo nhóm.
Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
 - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện, nước hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi
 - Trẻ hưởng ứng thích thú trong việc tiết kiệm điện, nước.
- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
- Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trung thực: khách quan, công bằng. 
- Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong nhóm học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
GV:
+ Hình ảnh về lợi ích của nước, điện.
+ Hình ảnh một số hành vi nên làm, không nên làm về việc sử dụng điện nước.
+ Hình ảnh một số hành vi tiết kiệm, không tiết kiệm điện, nước.
+ Hình ảnh một số nơi còn thiếu điện, nước.
HS: chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm; chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là biết lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất. Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày.
b) Nội dung: Học sinh chú ý lắng nghe.
Sản phẩm: gây hứng thú vào bài.
Tổ chức thực hiện: 
GV hóa trang thành giọt nước “ Chào tất cả các bạn nhỏ.....”. Hôm nay tớ muốn mang đến cho các bạn một câu chuyện kể về tớ.....
- Các bạn biết không? Giọt nước tí xíu tớ đây mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống...... nước tớ còn có thể làm ra điện nữa đấy....Cho hs thấy được lợi ích của điện, nước.., từ đó chỉ ra những chi tiết trong hình có sự lãng phí năng lượng. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lợi ích khi tiết kiệm năng lượng.
Mục tiêu: 
- Biết lợi ích của điện, nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất.
- Nhận biết được một số nguy cơ và tác hại khi sử dụng điện, nước lãng phí. Biết được hành vi nên làm và không nên làm khi sử dụng điện, nước.
b) Nội dung: 
* Lợi ích của nước
- Giọt nước có từ đâu?
- Nước có lợi ích gì trong cuộc sống?
- HS xem hình ảnh.
+  Slide 3:  nước dùng để uống, đánh răng, tắm, rửa tay, rửa rau (GV đàm thoại về hình ảnh)
+ Slide 4: Nước để nuôi cá, tưới hoa, rửa bát ( GV đàm thoại về hình ảnh)
- Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra?
+ Slide 5: HS xem hình ảnh nhiều nơi không có nước (Cá chết, cây cối bị héo, đất khô cằn)
- Xem những hình ảnh đó con cảm thấy như thế nào?
- Chúng ta đã rất may mắn là đã được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt. Vậy để  có nguồn nước sạch và nhiều chúng ta phải làm gì?
* Lợi ích của điện.
- Vừa rồi bạn giọt nước cũng đã nói rằng bạn ấy cũng có thể tạo ra nguồn điện nữa
- Vậy điện giúp ích gì cho con người?
- Có những đồ dùng nào sử dụng nguồn điện?
+ Slide18: Đồ dùng sử dụng nguồn điện để thắp sáng. 
+ Slide 19: Đồ dùng dùng điện để chạy máy và truyền tải âm thanh (GV đàm thoại về hình ảnh)
+ Slide 20: Đồ dùng sử dụng nguồn điện để đốt nóng (GV đàm thoại về hình ảnh
- Không có điện thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên như thế nào? (Tối không nhìn thấy gì, không xem được ti vi, không nấu cơm được..).
c) Sản phẩm:
- Giảm chi tiêu cho gia đình.
- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.
- D

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_51.docx