Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2)
A- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh có được:
1- Kiến thức.
- Cảm nhận đ¬ược sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.
2- Kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản trữ tình.
- B¬ước đầu hiểu đ¬ược cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3- Thái độ.
- Trân trọng, tự hào về tình cảm gia đình, con ngư¬ời quê hương.
B- Chuẩn bị:
- GV : Kế hoạch bài học, máy chiếu, bút dạ, hình ảnh minh họa.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 124: Nói với con (Tiết 2)
ười đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. * Nói với con về đức tính của người đồng mình: - Sử dụng cặp hình ảnh có mối quan hệ đối ứng: “ thô sơ da thịt”- “ chẳng nhỏ bé”. + “thô sơ da thịt”: Vẻ ngoài giản dị, mộc mạc. + “ chẳng nhỏ bé”: không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, mong ước... -> Người đồng mình giản dị, mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, nghị lực. - Sử dụng cặp hình ảnh có mối quan hệ qua lại: “ tự đục đá kê cao quê hương”, “ quê hương thì làm phong tục + “ tự đục đá kê cao quê hương”: Người đồng mình tự nguyện, tự lực xây dựng và phát triển quê hương. + “ quê hương thì làm phong tục”: Quê hương là nơi nuôi dưỡng người đồng mình về tâm hồn và lối sống. -> Người đồng mình cần cù, chủ động, sáng tạo xây dựng quê hương, làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp. * Nói với con niềm mong muốn: - Tách riêng những dòng thơ để nhấn mạnh niềm mong muốn và khiến con phải ghi nhớ sâu sắc. - Hình ảnh ẩn dụ “lên đường”: gợi suy nghĩ sâu xa về con đường đời, về cuộc sống... - Nhắc lại 2 hình ảnh “thô sơ da thịt” và “nhỏ bé” trong thế đối lập: Khẳng định con là người đồng mình, vậy nên trong đường đời con phải sống như người đồng mình, không được nhỏ bé về ý chí, niềm tin và nghị lực. - Lời thơ giản dị nhưng hàm chứa dụng ý sâu xa : + Vừa là lời nhắn nhủ thân thương, trìu mến. + Vừa là mệnh lệnh nghiêm khắc đối với con. => Người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương và cần tự tin, vững bước trên đường đời. * Tóm lại: - Đoạn 2 của bài thơ trước hết là người cha nói với con về những đức tính của người đồng mình: + Người đồng mình sống vất vả nhưng có khát vọng lớn lao, có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương. + Người đồng mình giản dị mộc mạc nhưng giàu niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, mong ước xây dựng quê hương. - Người cha muốn truyền cho con niềm tự hào và sự tự tin để con bước vào đời. III- Tổng kết. 1- Nghệ thuật. - Thể thơ tự do không bị gò bó bởi câu chữ. - Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến, ấm áp. - Cách diễn đạt của thơ ca miền núi (vừa cụ thể, mộc mạc vừa có tính khái quát, giàu chất thơ) 2- Nội dung - ý nghĩa: - Mượn lời nói với con, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. - Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống, về vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. -> Y Phương là một con người giàu tình cảm, biết trân trọng những vẻ đẹp truyền thống . Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: HS biết khái quát hóa, liên hệ để khắc sâu kiến thức vừa học. - Phương pháp: Lập sơ đồ tư duy. - Thời gian: 5 phút. ? Với từ khóa “ NÓI VỚI CON”, hãy hệ thống hóa giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ bằng một sơ đồ tư duy + GV khái quát lần lượt bằng sơ đồ tư duy. + GV chốt: Như vậy cảm xúc thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương; từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía. Hoạt động 5: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: 1' - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích để thấy rõ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ. - Làm bài luyện tập(sgk) - Chuẩn bị bài : Mây và sóng.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_124_noi_voi_con_tiet_2.doc