Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa - Năm học 2016-2017

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến Thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong và biểu cảm trong bài thơ.

 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mồi liên hệ chặt chẽ vớinhững tình cảm với quê hương đất nước.

3. Thái độ: Trân trọng những tình cảm mà các em đã có và sẽ có, yêu quê hương bản quán dù có ở nơi chân trời góc bể, yêu quí người thân.

4. Định hướng phát triển năng lực

Năng lực: giao tiếp tiếng Việt, giải quyết vấn đề.

 

docx 9 trang trandan 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa - Năm học 2016-2017

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa - Năm học 2016-2017
hế nào? 
 Cái vị cay xè của khói hun nơi bếp lửa nhà nghèo mãi còn bám lấy tâm hồn tuổi thơ. Cho dù năm tháng đã trôi qua nhưng những kí ức ấy vẫn đậm đà trong tâm hồn đứa cháu. Giờ đây dù ở phương trời xa cuộc sống khá đầy đủ nhưng cháu vẫn không quên mùi khói của bếp lửa ngày nào. Mỗi lần nhớ lại đều xúc động dâng trào “ Sống mũi còn cay” là mùi khói làm cay mắt người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt. Thơ Bằng Viết có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ ở những chi tiết, ngôn từ chân thực và giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của ông chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mù khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.
Theo dòng hồi tưởng còn kỉ niệm nào chợt ùa về trong tâm hồn của nhà thơ?
Kỉ niệm tám năm cùng bà nhóm lửa cùng những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học sau.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
- Tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941
- Quê: Thạch Thất – Hà Nội
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, làm thơ từ đầu những năm 60. 
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh: Ra đời năm 1963 khi tác giả học tập và công tác tại nước ngoài, bài thơ rút từ tập Hương cây - Bếp lửa.
- Thể thơ: tự do
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận.
- Nhân vật trữ tình: Người cháu
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc 
2.Chú thích
3. Mạch cảm xúc và bố cục
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
+ Phần 2: (Tiếp . niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
+ Phần 3: ( Tiếpđến”bếp lửa!”): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
+ Phần 4 còn lại: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
4. Phân tích
a. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
- Một bếp lửa : Điệp ngữ.
- Từ láy: + Chờn vờn: ® gợi hình ảnh bập bùng, chập chờn của ngọn lửa
+ ấp iu: gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa
- Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
=> NT ẩn dụ: biết mấy nắng mưa
=> hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về người bà yêu kính, tần tảo
- quen mùi khói
- đói mòn đói mỏi
- Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
=> Tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945
- khói hun nhèm mắt cháu
=> ấn tượng về bếp lửa của nhà nghèo củi, rơm ẩm ướt
- Nhớ lại đến giờ sống mũi còn cay.
- Chi tiết, ngôn từ chân thực và giản dị => Kỉ niệm tuổi thơ cùng bà sống trong cay cực, thiếu thốn nhọc nhằn.
 4 Củng cố : trò chơi giải ô chữ
- Ô 1: Từ hình ảnh bếp lửa nhà thơ Bằng Việt nhớ về ai?
Đáp án: Bà
- Ô 2: Bài thơ Bếp lửa được in trong tập thơ nào?
Đáp án: Hương cây – bếp lửa.
- Ô 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Đáp án: Điệp ngữ
- Ô 4: Bài thơ được tác giả sáng tác khi đang học tập tại quốc gia nào?
Đáp án: Liên Xô
- Ô 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Chờn vờn gợi hình ảnh bập bùng, chập chờn của ......
Đáp án: Ngọn lửa.
Ô 6: Kỉ niệm tuổi thơ về mùi khói còn nhớ mãi để đến bay giờ nhà thơ có cảm nhận như thế nào?
 Đấp án: sống mũi còn cay
Ô chữ từ khóa: Bếp lửa.
 5 Hướng dẫn về nhà (1’)
- Đọc diễm cảm lại bài thơ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị phần tiếp theo
+ Kỉ niệm tám năm cùng bà nhóm lửa
+ Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_56_bep_lua_nam_hoc_2016_2017.docx