Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm đợc một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận đợc vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, suy nghĩ tình cảm trong quan hệ với mọi ngời xung quanh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm.
3. Thái độ: Cảm nhận, hiểu niềm hạnh phúc của con ngời trong lao động.
B. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, hình ảnh về Sapa, phiếu học tập, sách tham khảo.
HS: Vở nghi, vở soạn, SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa
học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét cho điểm. * Yêu cầu cần đạt: - Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai. Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật. Hoạt động 3: Tổ chức dạy và học bài mới. * Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta tìm hiểu nội dung truyện ngắn " Làng" của nhà văn Kim Lân hôm nay cô giới thiệu các em một tác phẩm nữa trong dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam đó là tác phẩm " Lặng lẽ Sapa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Vậy nội dung - nghệ thuật của tác phẩm đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay tiết 66 "Lặng lẽ Sapa". * Nội dung: Yêu cầu học sinh chú ý vào phần chú thích (*) trong SGK. ? Nêu những nét khái quát nhất về tác giả Nguyễn Thành Long ? HS: Trả lời à GV nhận xét chốt lên màn chiếu cùng chân dung Nguyễn Thành Long. GV bổ sung: Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) Quê Duy Xuyên - Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông thành công hơn cả là truyện ngắn và kí viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở miền Bắc những năm 60 - 70 thế kỉ XX. Nguyễn Thành Long là cây bút truyện I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925 -1991) Quê: Duy Xuyên - Quảng Nam. - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. ngắn với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm và giầu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người mang ý nghĩa sâu sắc. 2. Đọc và tìm hiểu chung. GV: Đây là bài được học trong hai tiết nếu đọc toàn bộ tác phẩm chúng ta mất nhiều thời gian. Vì vậy chúng ta chỉ đọc phần đầu tác phẩm khi đọc yêu cầu chúng ta đọc chậm, cảm xúc, lắng sâu và diễn cảm. a. Đọc và tìm hiểu chú thích. * Đọc - GV: Đọc mẫu à học sinh đọc, nhận xét giọng đọc. GV: Để các em tiện theo dõi cô đã tóm tắt toàn bộ tác phẩm trên màn hình, mời 1 bạn đọc giúp cô phần tóm tắt. GV: Đưa phần tóm tắt lên màn hình à HS đọc. GV: Yêu cầu HS đọc chú thích 1, 2, 4, 5. GV: Chiếu hình ảnh núi ở Sapa và giải thích thêm chú thích 1. Sapa là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai thuộc khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn (trong đó có đỉnh Panxiphăng cao 3142m) nơi đây có thị trấn nghỉ mát nổi tiếng Sapa. Đây là địa danh có độ cao lớn hơn so với mực nước biển nên rất thích hợp cho việc đo gió, đo mưa, đo trấn động mặt đất để dự báo thời tiết. Thời tiết của Sapa khá đặc biệt. Nhiều mây mù, có khi tuyết rơi, rất lạnh vào ban đêm. * Tìm hiểu chú thích. b. Tìm hiểu chung: ? Truyện ngắn "Lặng lẽ sapa" được sáng tác trong hoàn cảnh nào? * Hoàn cảnh sáng tác: - Là kết quả chuyến đi thực tế lên Lào Cai mùa hè 1970, in trong tập "Giữa trong xanh" GV: Tổ chức cho hs học tập theo nhóm GV: Chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1 tìm hiểu nhân vật nhóm 2 tìm hiểu ngôi kể, nhóm 3 tìm hiểu bố cục. Câu hỏi thảo luận nhóm giáo viên thể hiện trên màn hình: GV: Phát phiếu học tập cho học sinh. N1: Truyện gồm những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? N2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Điểm nhìn để kể được đặt vào nhân vật nào? tác dụng? N3: Truyện có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ? GV: Yêu cầu HS thảo luận trong vòng 2 phút sau đó đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trên bảng. GV cho HS nhận xét chéo, bổ sung à GV chốt kết quả thảo luận trên màn hình yêu cầu HS chuyển nhanh vào vở. * Ngôi kể, nhân vật, bố cục Nhân vật Ngôi kể Bố cục - Bốn nhân vật (Anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái, bác lai xe). - Nhân vật chính: Anh thanh niên - Truyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng lại đặt điểm nhìn vào ông hoạ sĩ. - Tác dụng: Nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác - Chia làm ba phần: + Phần 1: Từ đầu à "anh ta kia" giới thiệu cuộc gặp gỡ. + Phần 2: Tiếp à Không có vật như thế" Diễn biến cuộc gặp gỡ. + Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên với cô gái và ông hoạ sĩ GV: Như vậy qua tìm hiểu nhân vật ta xác định nhân vật chính ở đây là anh than... + Mỗi ngày báo cáo về "nhà" bằng máy bộ đàm gọi là ốp. => Tỉ mỉ chính xác. - Gió tuyết im lặng ào ào xô tới Như bị gió chặt ra từng khúc vứt lung tung. - Im lặng lạnh cóng >< hừng hực như cháy. ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh làm việc của anh thanh niên. => Vất vả, gian khổ. GV: Qua lời kể về hình ảnh, làm việc của anh thanh niên chúng ta cảm nhận rằng công việc anh thanh niên đòi hỏi sự nghiêm ngặt, chính xác, tỉ mỉ từng giây từng phút những sự tỉ mỉ, chính xác ấy không diễn ra trong phòng thí nghiệm mà lại diễn ra trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nơi núi rừng heo hút. Có những đêm mưa tuyết ào ào xô tới. Cái im lặng thì như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung. Cái lạnh của mùa đông phần nào tất cả chúng ta ngồi đây đều cảm nhận được. Những cái lạnh miên sớm cước nơi đỉnh cao 2600m, giữa không gian heo hút của núi rừng thì rét buốt hơn rất nhiều đủ cho thấy công việc của anh gian khổ biết nhường nào ? GV: N2 báo cáo kết quả câu 1 ( Anh thanh niên có suy nghĩ gì về công việc? ) Nhận xét: GV nhận xét, chốt kiến thức trên màn hình - Ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được. - Việc của cháu gắn liền bao anh em đồng chí dưới kia. GV hỏi N2: Tại sao anh lại có suy nghĩ đó ? ( GVNX, chốt trên màn hình). GV: Mặc dù làm việc trong hoàn cảnh thời tiết gian khổ, vất vả với cái lạnh cắt da cắt thịt với một công việc đỏi hỏi sự tỉ mỉ chính xác tuyệt đối nơi heo hút núi rừng tưởng chừng anh thanh niên có thể buông xuôi tất cả để trở về nơi phồn hoa nhộn nhịp ngược lại anh lại có suy nghĩ thật đẹp thật ý nghĩa về công việc của mình. Anh hiểu rằng mình làm việc không chỉ vì bản thân mà còn vì bao anh em đồng chí dưới kia. Anh cảm nhận rằng nếu không có công việc, không vì công việc đó mới là nỗi cô đơn.. đáng sợ nhất. Vì thế khi nghe tin mình có công phát hiện đám mây khô, giúp không quân ta bắn nhiều máy bay, trên bầu trời Hàm Rồng anh cảm thấy mình thật hạnh phúc. Chính vì ý thức công việc mình làm nên giữa đêm mưa tuyết lạnh giá cái im lặng thì bị gió như chặt ra từng khúc anh thanh niên vẫn hừng hực như cháy khí thế làm việc. Nhiệt huyết làm việc. Muốn cống hiến đã xua tan giá lạnh nơi núi rừng giúp anh hoàn thành nhiệm vụ. Đúng như nhà thơ Tố Hữu từng viết về thế hệ thanh niên trong những năm 60-70 thế kỷ XX "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước-Mà lòng phơi phới dậy tương lai" - Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ câu nói đi cháu buồn đến chết mất. => ý thức được công việc và trách nhiệm ? Qua tìm hiểu công việc, suy nghĩ về việc em thấy anh thanh niên là người như thế nào trong công việc. HS trả lời, GVNX chốt trên màn hình. - Yêu công việc, say mê với công việc. GV liên hệ thực tế: Chúng ta được học chương trình hướng nghiệp lớp 9 ta thấy rằng một trong những nguyên tắc của việc chọn nghề có cơ sở khoa học là phải yêu nghề. Nếu không yêu nghề chúng ta không thể vượt qua những khó khăn khắc nghiệt mà nó đem lại, ở đây anh thanh niên là người yêu nghề, say mê nghề, vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành tốt công việc. Cô hy vọng sau khi tốt nghiệp các em sẽ chọn được một nghề các em yêu thích. GV: Trong công việc anh thanh niên là người yêu nghề, trong cuộc sống riêng tư anh là người như thế nào chúng ta sang *3 * Tổ chức cuộc sống. GV: Yêu cầu học sinh quan sát 2 đoạn văn cuối T183 - 185 ? Khi đến trước nhà anh thanh niên ông hoạ sĩ và cô kĩ sư bắt gặp điều gì ? GV: Gọi HS trả lời, GV NX, bổ sung chốt lên màn hình. ? Khi vào đến nhà ông hoạ sĩ ngỡ ngàng trước điều gì ? GV gọi HS trả lời, GVNX -> chốt trên màn hình). - Người thanh niên đang hái hoa: Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong - Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, bàn ghế, sổ sách, biểu đồ thống kê - Cuộc đời riêng thu gọn lại một góc trái gian => Yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, ham hiểu biết. ? Qua đây em thấy anh thanh niên là người như thế nào ? GV: Anh thanh niên ngoài công việc, còn biết tìm đến nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần. Cuộc sống của anh không cô ơn buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình ngăn nắp, tươi tắn. Thế mà một số thanh niên hiện nay được sống trong sự yêu thương, đùm bọc gia đình, nhà trường, xã hội lại chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong việc học tập còn tìm đến nguồn vui không lành mạnh: Đua xe, điện tử, cờ bạc, gây lên những hậu quả đau lòng cô hy vọng rằng qua đây chúng ta sẽ xác định đúng mục đích học tập đạt kết quả cao. ? Mối quan hệ với mọi người xung quanh của anh thanh niên được thể hiện qua những hành động nào ? HS trả lời: GV nhận xét chốt trên màn hình. ? Khi ông hoạ sĩ có ý định muốn về mình anh thanh niên có phản ứng gì ? ? Qua tìm hiểu mối quan hệ của anh với mọi người xung quanh em thấy nét đẹp nào trong tâm hồn người thanh niên được bộc lộ ? * Thái độ với mọi người xung quanh. - Biếu vợ bác lái xe cư tam thất, biếu làn trứng. - Đặt khúc cây giữa đường chặn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_66_lang_le_sa_pa.doc