Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày ngày xuân"

? Dựa vào từ ngữ nào em đã nhận ra tâm trạng nuối tiếc của nhân vật?

- Từ “đã ”

- G.v: Bác đã đi rồi sao Bác ơi

G.v: Thời gian trôi nhanh, mùa xuân sắp hết nên cảm giác nuối tiếc mùa xuân là điều khó tránh khỏi vì mùa xuân đẹp quá. Nếu một năm đẹp nhất là mùa xuân thì đời người đẹp nhất là tuổi trẻ(tuổi xuân). Nếu mùa xuân là mùa của sự sinh sôi nảy nở, của lộc non trồi biếc đang đua nhau trỗi dậy thể hiện một sức sống mãnh liệt thì tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người vì đây là thời điểm mà con người có nhiều khát khao, hoài bão cũng như những đam mê mãnh liệt cho nên niềm tiếc nuối cũng là tâm trạng chung của không ít thi nhân bởi nói như Xuân Diệu thì

Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

 

doc 6 trang trandan 07/10/2022 8040
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày ngày xuân"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày ngày xuân"

Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày ngày xuân"
 đã trở đi trở lại hơn 60 ngày, tức là thời gian lúc này đã sang tháng 3, điều này có nghĩa là mùa xuân sắp hết.
G.v: Có thể nói, hình ảnh “Con én đưa thoi” vừa là hình ảnh thực, đồng thời vừa là hình ảnh ẩn dụ. Nó là hình ảnh thực bởi đây chính là hình ảnh từng đàn chim én bay đi bay lại, chao liệng trên bầu trời xuân y như những chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt. Nó là hình ảnh ẩn dụ vì nó là biểu tượng cho bước đi của thời gian mà cụ thể ở đây là thời gian trôi nhanh quá.
? Thời gian vốn nó vẫn vậy, nó là quy luật của tạo hóa, nó không nhanh mà cũng chẳng chậm, việc cảm nhận thời gian trôi nhanh hay chậm là do cảm nhận chủ quan của mỗi con người ở mỗi hoàn cảnh nhất định. Vậy ở đoạn trích này, khung cảnh mùa xuân được tác giả miêu tả qua cái nhìn của ai? Tác giả hay nhân vật?
Nhân vật Kiều
? Trước bước đi rất nhanh của thời gian, nhân vật trữ tình cảm thấy thế nào?
Tiếc nuối
? Dựa vào từ ngữ nào em đã nhận ra tâm trạng nuối tiếc của nhân vật?
Từ “đã”
G.v: Bác đã đi rồi sao Bác ơi
G.v: Thời gian trôi nhanh, mùa xuân sắp hết nên cảm giác nuối tiếc mùa xuân là điều khó tránh khỏi vì mùa xuân đẹp quá. Nếu một năm đẹp nhất là mùa xuân thì đời người đẹp nhất là tuổi trẻ(tuổi xuân). Nếu mùa xuân là mùa của sự sinh sôi nảy nở, của lộc non trồi biếc đang đua nhau trỗi dậy thể hiện một sức sống mãnh liệt thì tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người vì đây là thời điểm mà con người có nhiều khát khao, hoài bão cũng như những đam mê mãnh liệt cho nên niềm tiếc nuối cũng là tâm trạng chung của không ít thi nhân bởi nói như Xuân Diệu thì 
Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật 
Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Bởi vậy nên ông cũng từng có những lời thơ đầy tiếc nuối trước bước đi vội vã của thời gian:
Nhanh lên chứ vội vàng lên với chứ
Em ơi em tình non đã già rồi
Bởi vì ông cũng cảm thấy:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.... Như ở đoạn trích này, có lẽ do quy tắc của việc biểu hiện cái tôi trong văn học trung đại nên ND đã không thể để cho nhân vật của mình kêu lên đầy táo bạo và mãnh liệt như XD mà thôi.
- Đọc 2 câu thơ cuối
? Ngoài việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, ND còn rất thành công khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để miêu tả khung cảnh mùa xuân,, em hãy chỉ ra câu thơ đã sử dụng nghệ thuật đó?
- Cành lê trắng điểm...
? Nêu tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ của câu thơ?
- Nhấn mạnh màu trắng của bông hoa lê
G.v: Ngoài việc muốn nhấn mạnh sắc trắng của bông hoa lê, từ điểm còn thể hiện nét chấm phá tài tình trong bút pháp vẽ tranh Tàu cổ
? Nền củu bức tranh là màu gì?
- Màu xanh của cỏ
? Từ “tận” trong câu thơ đã cho em cảm nhận không gian ở đây như thế nào?
- Không gian rộng lớn và khoáng đạt
G.V: Phải nói thêm rằng, ND không chỉ khéo léo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật mà ông còn rất tài tình khi sử dụng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ... và ở đây ta nhận thấy cái tài đó của ông khi ông sử dụng tính từ non trong câu thơ “Cỏ non xanh tận chân trời”.. từ non vừa bổ nghĩa cho danh từ “cỏ” vừa bổ nghĩa cho tính từ “xanh” đã làm nổi bật lên màu xanh non tơ của cỏ, một màu xanh tràn đầy sức sống,
 Như chúng ta đều biết khi mà cái giá lạnh của mùa đông đã qua đi, thì nắng xuân ấm áp đến, mưa xuân lất phất bay, gió xuân nhè nhẹ thổi cho nên cỏ non phát triển vô cùng mạnh mẽ... Không chỉ thế, 3 từ “Tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành một hình khối , mở rộng không gian, đó là không gian xuân bạt ngàn màu xanh trải dài tới tận chân trời, trước mắt người đọc mở ra một màu xanh vô tận....
? Từ việc phân tích ở trên, em có nhận xét gì về khung cảnh ngày xuân qua ngòi bút tài hoa của ND?
- Có thể nói, đây là một bức họa tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng, như trên đã nói, nền của bức tranh là một màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ, điểm xuyết trên nền xanh non ấy là một vài bông hoa lê trắng..... trong sáng và trẻ trung, nhẹ nhàng và thanh kh

File đính kèm:

  • docphan_tich_doan_trich_canh_ngay_ngay_xuan.doc