Phân tích tác phẩm Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Cách 1: Cùng với Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Tiến Duật, thi sĩ Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với những bài “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”. Các tác phẩm ấy đã giúp ông đoạt giải thưởng báo văn nghệ năm 1972-1973. “Ánh trăng” được viết năm 1978, ba năm sau ngày đất nước lặng im tiếng súng – cũng là một trong những bài thơ được nhiều độc giả yêu thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính đối với quê hương, với đồng đội trong những năm tháng gian lao để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ những suy nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời của mỗi con người. Chủ đề ấy được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích sau: (trích dẫn đề)

doc 9 trang trandan 9880
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác phẩm Ánh trăng (Nguyễn Duy)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tác phẩm Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Phân tích tác phẩm Ánh trăng (Nguyễn Duy)
 năm tháng gian lao để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ những suy nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời của mỗi con người. Chủ đề ấy được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích sau: (trích dẫn đề)
Cách 2: “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai” (Anatole France). Thật vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – đó là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay. Chỉ bàn đến các tác phẩm văn học hiện đại, hẳn chúng ta đã ít nhiều biết đến một vài tác phẩm thuộc chủ đề này: “Con voi ở công viên Thủ Lệ” của Ngô Văn Phú, “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng nằm trong mạch nguồn cảm xúc ấy. Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời của mỗi con người.
Cách 3: Vậy là chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm trên mảnh đất Việt Nam nhọc nhằn và anh dũng của chúng ta. Ba mươi năm, một thời gian đủ dài và đủ chín để chúng ta thấy được diện mạo trọn vẹn của hòa bình. Nhưng liệu đã có khi nào lòng chúng ta thầm hỏi: bên trong cái nhịp sống sôi nổi cuồn cuộn hôm nay, vẫn có những cuộc chiến không tiếng súng diễn ra âm thầm và khốc liệt? Đó là “cuộc chiến” trong mỗi cá thể người: để giành giật lấy phần tốt đẹp và loại bỏ đi phần xấu xa tiềm ẩn, vươn lên hoàn thiện nhân cách của mình. Vấn đề nóng hổi mà đầy trăn trở ấy đã được phản ánh khá sâu sắc qua những tác phẩm “hậu chiến tranh” mà “Ánh trăng” của  Nguyễn Duy là một minh chứng.
Bằng hình tượng “Ánh trăng” thấm đượm ý nghĩa nhân văn và tư tưởng triết luận, tác giả đã thẳng thắn và quả cảm gửi tới chúng ta một bức thông điệp tha thiết, đẹp đẽ: “Hãy lắng laị một phút cái chen lấn, bận bịu của cuộc sống để nhìn lại bản thân mình!” – để trở về với cội nguồn đạo lý “nhớ nguồn” của dân tộc thông qua việc xây dựng nhân vật trữ tình biết tự soi rọi, tự ý thức về những lầm lỗi của mình, để hướng thiện.
B/THÂN BÀI
Khổ thơ đầu như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Qua những hình ảnh không gian “đồng, sông, bể, rừng”, tác giả đã diễn tả tinh tế sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ xuất thân từ đồng nội. Người đọc như thấy thấp thoáng bóng dáng một cậu bé hồn nhiên lớn lên theo tháng ngày nơi đồng ruộng, sông bể để rồi trở thành người chiến sĩ trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương, vầng trăng mới thành “tri kỷ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau, hiểu biết, thông cảm lẫn nhau.
Khổ thơ nhẹ nhàng đưa người đọc lần về quá khứ, hai chữ “hồi” ở câu một và ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và lúc trưởng thành! Những chữ “hồi, với” được lặp lại diễn tả cuộc sống nhiều biến động của một con người. Điều ấy chứng tỏ nhà thơ đã đi nhiều, từng trải nhiều
Lời thơ như giọng nói thủ thỉ, tâm tình. Phải chăng vì thế mà người đọc bị lôi cuốn theo lời tâm sự của tác giả? => Tác giả như khắc đậm thêm tình cảm của mình đối với ánh trăng:
Trần trụi với thiên nhiên
Một vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Cách nói “trần trụi với thiên nhiên” gợi cho người đọc nghĩ tới sự gần gũi giữa tác giả với thiên nhiên, gần gũi với trăng. Sự “hồn nhiên” vô tư ở đây là của tâm hồn người chiến sĩ hay ánh trăng? Có lẽ cả hai. Tâm hồn người chiến sĩ lúc ấy “hồn nhiên” vô tư đến độ “như cây cỏ” – không có gì tính toán, mưu toan, vụ lợi.  Ánh trăng cũng hồn nhiên như trẻ thơ, chân thành như bạn hữu, trăng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với những người lính ở rừng núi Cái “tình nghĩa” vẹn toàn ấy của trăng làm sao con người c...i đọc cùng đắm chìm tong suy tư, trong chiêm nghiệm về « vầng trăng tình nghĩa » một thời :
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Bài thơ dừng ở cảm xúc « rưng rưng » cũng đã rõ chủ đề. Nhưng thêm một đoạn cuối, ý tưởng bài thơ được đẩy cao thêm, rõ hơn và mạnh hơn trong sự bình luận về một thái độ sống. Hình ảnh « vầng trăng » còn được nhà thơ nhìn lại « tròn vành vạnh » thật là đẹp, một cái đẹp viên mãn không hề bị khiếm khuyết dù ai kia thay đổi, vô tình. Ánh trăng sáng tròn đầy hay chính là cái đẹp của tình nghĩa thủy chung, nhân hậu ? Ánh trăng vừa nghiêm khắc, lạnh lùng, vừa bao dung độ lượng : « kể chi người vô tình »
Chính ánh trăng vô ngôn, không một lời trách cứ ấy đã khiến cho « người vô tình » thấy rõ cái khiếm khuyết của bản thân mà không khỏi « giật mình » tỉnh ngộ
Thật khó diễn tả cho hết tâm trạng của con người lúc ấy, biết bao ý nghĩa hàm ẩn trong hai chữ « giật mình ». Cái « giật mình » chân thành thay cho một lời sám hối ăn năn. Dù lời sám hối ấy không được cất lên nhưng chính vì thế nó lại làm cho ý thơ trở nên ám ảnh, day dứt hơn. Cả bài thơ là vô nhân xưng, đến đây tác giả mới xưng « ta » để nhận lỗi, để tạ tội. Một cái giật mình tái mặt khi nhận ra chân tướng của chính mình. Người xưa hay nói « trong cái rủi có cái may ». Một sự cố rất bình thường của nền văn minh hiện đại đã thức tỉnh con người trở về với những giá trị cao đẹp, vĩnh hằng. Đó chính là cái hay và độc đáo của bài thơ có sức cảm hóa lòng người.
Bài thơ tạo được xúc động bởi cách diễn tả như một lời tâm sự chân thành, lời tự nhắc nhớ có giọng trầm tĩnh mà lắng sâu. Khổ cuối của bài thơ dồn nén biết bao niềm tâm sự và mang chiều sâu tư tưởng triết lí : vầng trăng cứ tròng đầy lặng lẽ, thủy chung trọn vẹn, bao dung độ lượng, không hề đòi hỏi sự đền đáp hay đó cũng chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc. Có lẽ niềm tâm sự sâu kín giờ đây không chỉ còn là của riêng Nguyễn Duy nữa. Ý kết của bài thơ đã nâng những suy nghĩ của tác giả lên tầm khái quát : Ai cũng có những lúc vô tình quên đi những gì tốt đẹp của ngày xưa. Nếu như không có sự thức tỉnh, những lúc « giật mình » nhìn lại của lương tâm thì biết đâu chúng ta sẽ đánh mất chính mình ?
Mở rộng : Lý Bạch đã từng có hai câu thơ nổi tiếng
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu nhớ cố hương
Giữa miền đất xa lạ dầu vẫn nằm trên đất Trung Hoa, Lý Bạch nhìn vầng trăng mà nhớ quê hương mình, như níu lấy chút gì thân quen để sưởi ấm tâm hồn lữ khách. Với Nguyễn Duy, vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia còn gợi lại cả một thời trong quá khư và đặc biệt làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về với chính mình. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là vầng trăng ấy thôi, con người lại có thể nhìn thấy nhiều điều khác nhau đến thế ? Lúc ấy, hãy nhớ lại câu nói của Marcel Proust « thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập »
Đánh giá chung (hs bộc lộ những suy nghĩ khác nhau của bản thân về bài thơ)
Gợi ý :
_ Về nội dung : Đọc bài thơ, ta không khỏi cảm động và cảm phục trước cái « giật mình » của lương tâm, cái « giật mình » thức tỉnh đáng trân trọng của tác giả. Một sự thức tỉnh đầy ý nghĩa. Đó chắc hẳn là lời trách cứ rất mực chân thành và dũng cảm. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái « giật mình » như vậy đáng quý biết bao ! Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị cao đẹp của cuộc sống.
_ Về nghệ thuật : Nhìn lại toàn bài, ta thấy tác giả không viết hoa những chữ đầu mỗi dòng thơ. Phải chăng đó là dòng cảm xúc trôi chảy liền mạch trong tâm hồn con người ? Có thể nói « Ánh trăng » là một minh chứng cho phong cách viết rất riêng, rất mới của thi sĩ Nguyễn Duy.
_ Về tác giả : Thiết nghĩ nếu tác giả không phải là người từng có một thời sống đẹp như thế làm sao có được niềm tâm sự đáng quý như vậy ?
C/KẾT BÀI
Qua việc vận dụng thể thơ ngũ ngôn, thể thơ phù hợp với việc tự sự, bộc lộ cảm xúc, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu ; hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng cùng với ngôn ngữ bình dị mộc mạc, tác giả đã hoài niệm về những kỷ niệm gắn bó của người lính đối với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao để từ đó kín đáo bộc lộ những suy nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời của mỗi con người.
Đọc « Ánh trăng » của Nguyễn Duy, người đọc như một lần được đối diện với chính mình và cũng đồng thời giao cảm với một tâm hồn đáng trân trọng.
Hoặc :
_ Có lẽ ai đã từng đọc « Ánh trăng » cũng đều nghiêm khắc với chính mình như thế vì một thời quá khứ chưa được đánh giá đúng mức. Vâng, muộn còn hơn không mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm với những gì thuộc về quá khứ. Thiết tưởng « Ánh trăng » không chỉ làm « giật mình » một Nguyễn Duy mà thôi !
_ Qua tâm sự

File đính kèm:

  • docphan_tich_tac_pham_anh_trang_nguyen_duy.doc