Phân tích tác phẩm "Bếp lửa"

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG

II. PHÂN TÍCH

? Vừa rồi các em đi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác thì đã biết nhà thơ BV sáng tác bài thơ này khi ông đang học năm thứ 2 tại Đại học tổng hợp ki ép của Ucraina (LX trước kia). Vậy khi xa quê, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nói tới chính là hình ảnh nào?

 

doc 5 trang trandan 07/10/2022 4320
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác phẩm "Bếp lửa"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tác phẩm "Bếp lửa"

Phân tích tác phẩm "Bếp lửa"
 gợi cảm. 
Bếp lửa chờn vờn sương sớm. Có lẽ từ láy chờn vờn mà tác giả dùng có lẽ là được gợi ra từ cái làn sương sớm chờn vờn nơi xa quê tác giả đang sống, tháng 9 ở bên đó, trời se se lạnh, sương sớm bay là là mặt đất và từ cái làn sương, nhà thơ nhìn nơi cửa sổ đã gợi cho nhà thơ liên tưởng tới cái sương sớm chờn vờn ở quê nhà. Từ chờn vờn còn nói những kí ức của nhà thơ đang từ từ hiện về và cái chờn vờn đó cũng miêu tả cái ngọn lửa đang nhen lên, xua đi cái làn sương sớm đang bao quanh cái bếp khi nó còn lạnh giá. Và miêu tả cái ngọn lửa trên cái bếp lửa thì nhà thơ không thể không nghĩ tới cái người nhóm lửa. Từ láy ấp iu gợi lên cái đôi bàn tay che chắn chi chút của người bà đang vén khéo nhóm lên cái ngọn lửa từ cái bếp lạnh. Nhắc đến đôi bàn tay nhóm lửa là nhắc đến tấm lòng ấm áp của bà, bà nhóm bếp hàng ngày nhưng cái công việc ấy cũng là thể hiện cái tình yêu thương của bà, bởi thế cho nên cháu không thể kìm nổi cảm xúc:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Câu thơ có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “nắng mưa” để nói về cái cuộc đời vất vả của bà, bà nhóm bếp bất kể trời nắng hay trời mưa, bất kể mùa đông hay mùa hè, bất kể buổi sớm hay buổi chiều thì bằng cái đôi tay vén khéo bà vẫn nhóm lên cái ngọn lửa trên cái bếp mộc mạc, bình dị ấy để cho cháu có bát cơm bát cháo, củ sắn củ khoai, nghĩ thế cho nên cháu rất thương bà. Cái tình yêu thương, nỗi nhớ mong của cháu gửi về bà rất chân thành nhưng lại được thể hiện vô cùng giản dị “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Và cái dòng hồi tưởng đấy đã đưa tác giả về với những kỉ niệm à Chúng ta chuyển sang đoạn thứ 2:
2. Những kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa
 Đây là đoạn thơ dài nhất cả bài, nhà thơ có nhắc lại những kỉ niệm thời ấu thơ và kỉ niệm đầu tiên là
Năm cháu lên bốn tuổi.
 Đọc thơ
Chi tiết lên 4 tuổi đã giúp chúng ta hiểu tác giả nhắc đến năm 1945. Đó là một sự kiện khốc liệt của dân tộc ta đó chính là nạn đói. Nghệ thuật tách từ đói mòn đói mỏi nhà thơ đã nhấn mạnh vào cái đói. Đúng vậy đó các em. Năm ấy là năm mà nạn đói đã cướp đi của dân tộc ta biết bao nhiêu mạng người. Người chết nămf đầy đường còn người sống cũng vàng cả mắt. thế nhưng trong những năm tháng đói kém ấy thì bà vẫn nhóm lửa, có lẽ cái thời gạo châu củi quế thì hẳn gia đình nhà thơ cũng không có gạo để ăn nhưng với tài khéo léo của bà bà vẫn thu vén để cho gia đình có củ khoai củ sắn, có bát cháo mà qua ngày và cái bếp của bà cũng có khi chẳng còn củi mà đun chính vì thế mà bà phải nhặt nhạnh những cành củi tươi củi ướt, cả cái rơm cái rác để mà nhóm lên cái ngọn lửa ấm áp, xua đi cái lạnh lẽo của những ngày đói khát chính vì thế mà khói bốc lên ngùn ngụt mà cháu thì lại rất thích đến bên bà mỗi khi bà nhóm bếp cho nên khói hun nhèm mắt cháu. Cái khói lên làm mắt cháu cay và nước mắt ứa ra giàn rụa để bây giờ nghĩ lại sống mũi còn cay cái cay của sống mũi bây giờ có lẽ là bởi cái sự ám ảnh của cái mùi khói năm xưa nhưng cũng là xúc động của cháu khi nghĩ đến bà đã vất vả lo toan đã vén khéo như thế nào trong những ngày đói khát để cả gia đình vượt qua cơn đói. 
 Như vậy nhà thơ đã sử dụng môt loạt các từ ngữ hình ảnh gợi tả gợi cảm để 
Nói được cái nỗi ám ảnh về năm tháng tuổi thơ gian khổ nhọc nhằn. Nhưng từ trong những năm tháng ấy thì tâm trí cháu vẫn luôn nhớ về cái bếp lửa, cái ngọn khói mùi khói đã trở thành ấn tượng không thể nào quên cùng với hình ảnh của bà, người đã nhóm lửa, xua đi cái lạnh của những ngày đói khát. 
Kỉ niệm thứ hai mà nhà thơ nhắc đến đó chính là tám năm ở cùng bà 
+ Đọc thơ
Trong đoạn thơ này có thể thấy hai ấn tượng khó phai trong tâm trí của nhà thơ đó là hình ảnh về bà & tiếng chim tu hú. 
Khi khắc họa hình ảnh về bà nhà thơ đã sử dụng phép liệt kê tác giả đã kể ra những việc bà làm cho cháu: bà nhóm lửa, kể chuyện cho cháu nghe, bảo ban cháu hàng ngày (bà dạy cháu làm rồi bà chăm cháu học) như vậy bằng việc liêt kê ấy nahf thơ đã nhắc tới sự tận tụy nhiệt tình sự yêu thương đùm bọc chở che mà bà dành cho cháu. Như vậy bằng cách kể ra những hành 

File đính kèm:

  • docphan_tich_tac_pham_bep_lua.doc