Tài liệu bồi dưỡng môđun 3.0: Kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Chúng ta đang thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông (CTGDPT) 2018 mới theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Đây là một công cuộc đổi mới nhằm tạo ra “chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông”. Trong đó, như được nêu rõ trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, một nội dung đổi mới quan trọng là phải “đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh.”

doc 82 trang trandan 87562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng môđun 3.0: Kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng môđun 3.0: Kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Tài liệu bồi dưỡng môđun 3.0: Kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
c học sinh; xác định mức độ đạt được mục tiêu của quá trình dạy học và góp phần trực tiếp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình dạy học. Cụ thể:
Giúp giáo viên trường tiểu học điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của từng học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của mỗi học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét mình, tham gia nhận xét lẫn nhau; tự học, tự điều chỉnh cách học; cách giao tiếp, hợp tác; nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ không ngừng.
Giúp cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá thường xuyên và đánh gia kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
Cung cấp thông tin giúp tổ trưởng bộ môn, lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
1
Góp phần công khai chất lượng giáo dục; giúp các tổ chức xã hội và cộng đồng nắm bắt thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển nhà trường tiểu học nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung.
Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học đúng thực tế, chính xác, khách quan sẽ giúp học sinh tiểu học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
Kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh: Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
Góp phần củng cố cho học sinh tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra. Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò.
Để đạt được các mục tiêu này, giáo viên và lãnh đạo các nhà trường cần phải hiểu rõ và có năng lực thiết kế và thực hiện các phương pháp, kỹ thuật đánh giá phù hợp và có chất lượng, giúp phát triển các năng lực, phẩm chất chung và đặc thù của CTGDPT. Đây là mục tiêu tổng thể của Mô-đun Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Mô-đun Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực được xây dựng dựa trên thông tin đã học trong Mô-đun 1 - Hướng dẫn Thực hiện CTGDPT và Mô-đun 2 - Sử dụng Phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học. Thông tin trong mô-đun này được mở rộng từ
Mô-đun 3.1 đến 3.12 để cung cấp thông tin đặc thù môn học về cách xây dựng và thực hiện các phương pháp và kỹ thuật đánh giá năng lực, phẩm chất trong mỗi môn học ở cấp tiểu học.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Sau khi hoàn thành mô-đun, các giáo viên và lãnh đạo nhà trường sẽ có thể:
Hiểu được lý thuyết, nguyên tắc về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh.
Phân tích được các tiêu chí chất lượng của các năng lực chung và năng lực đặc thù của các môn học làm cơ sở cho xác định phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá
Xây dựng chuẩn đánh giá cho các yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) chương trình môn học/ hoạt động giáo dục.
2
Thiết kế các phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp với môn học/hoạt động giáo dục và với yêu cầu cần đạt từng chủ đề nội dung bài học và đối tượng học .........
25
4
11.2.1. Bản đặc tính kỹ thuật	26
11.2.2. Cấu trúc của một bài tập/nhiệm vụ đánh giá	34
11.2.3. Mô hình G.R.A.S.P.S trong lập kế hoạch hoạt động đánh giá	35
11.2.4. Tiến trình một giờ học phối hợp đánh giá quá trình không theo nghi thức	36
12. Phương pháp đánh giá	38
12.1. Các phương pháp đánh giá	38
12.1.1 Phương pháp quan sát	38
12.1.2. Phương pháp vấn đáp	42
12.1.3. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học
sinh	43
12.1.4. Phương pháp kiểm tra viết	45
Câu hỏi tổng kết mục 12.1	49
12.2. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của phương pháp, kỹ thuật đánh giá
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh	50
12.2.1. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:	50
12.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng bài kiểm tra trắc nghiệm:	52
13. Chấm điểm và diễn giải kết quả	55
13.1. Bản chất của việc chấm điểm	55
13.1.1. Cách hiểu về chấm điểm	55
13.1.2. Chấm điểm và các hệ quy chiếu	56
13.1.2.1. Chấm điểm dựa trên tham chiếu cá nhân người học	56
13.1.2.2. Chấm điểm dựa trên tham chiếu với học sinh khác	57
13.1.2.3. Chấm điểm dựa trên tham chiếu với chuẩn năng lực cần đạt được	58
13.1.3. Chấm điểm và xây dựng hệ giá trị cho các mức điểm	60
13.2. Các hình thức chấm điểm	64
13.2.1. Các loại hình thức chấm điểm	64
13.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức chấm điểm	65
13.2.3. Một số đề xuất, hướng dẫn thực hành mở rộng	66
14. Tổng hợp đánh giá chất lượng giáo dục được thực hiện như sau	69
14.1. Học bạ của cá nhân học sinh	69
14.2. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp	69
14.3. Hồ sơ đánh giá	71
15. Báo kết quả học tập cho phụ huynh học sinh	72
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT MÔ ĐUN 3.0	76
5
1.	Giới thiệu
Chúng ta đang thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông (CTGDPT) 2018 mới theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Đây là một công cuộc đổi mới nhằm tạo ra những ‘chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông’. Trong đó, như được nêu rõ trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, một nội dung đổi mới quan trọng là phải “đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh.”
Để đạt được các mục tiêu này, giáo viên và lãnh đạo các nhà trường cần phải hiểu rõ và có năng lực thiết kế và thực hiện các phương pháp, kỹ thuật đánh giá phù hợp và có chất lượng, giúp phát triển các năng lực, phẩm chất chung và đặc thù của CTGDPT.
Nhằm hỗ trợ giáo viên và lãnh đạo các nhà trường đạt được các kiến thức và năng lực này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, xây dựng Mô-đun Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Đây là Mô-đun 3 trong hệ thống 4 mô-đun bồi dưỡng theo hình thức e-learning dành cho giáo viên tiểu học trong cả nước.
Khái niệm về đánh giá
Đối với một số giáo viên cũng như học sinh, “đánh giá” đơn giản có nghĩa là
việc cho học sinh làm bài kiểm tra và cho điểm. Cách hiểu này về đánh giá quá hẹp, và không chính xác.
Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Bên cạnh đó, đánh giá còn bao gồm tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh và sự diễn giải các thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Cấu phần của đánh giá
Đánh giá có 4 cấu phần thiết yếu sau: mục đích, công cụ đánh giá, diễn giải dựa trên kết quả đánh giá, và cách sử dụng kết quả đánh giá. Sơ đồ sau đây thể hiện câu hỏi lớn giáo viên cần trả lời về các cấu phần này khi thực hiện đánh giá.
6
3.1.	Mục đích của đánh giá
Đánh giá có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau khi giảng dạy. Nhưng bước đầu tiên cho bất kỳ đánh giá nào là phải xác định rõ mục đích cụ thể của việc thu thập và xử lý các thông tin trong đánh giá là để làm gì, cần đạt được kết quả gì. Câu hỏi cần được trả lời bởi giáo viên là những thông tin thu thập được bởi hoạt động đánh giá đó sẽ giúp được gì cho quá trình đưa ra các quyết định giáo dục của giáo viên?
Việc xác định được rõ và chính xác mục đích đánh giá sẽ giúp giáo viên đưa ra được các quyết định về hình thức đánh giá, cách tổ chức thực hiện, cách chấm, và cách sử dụng các kết quả đánh giá.
Dưới đây là một số mục đích đánh giá phổ biến:
Phán đoán về thế mạnh và điểm yếu của học sinh (trước khi giảng dạy)
Giám sát tiến bộ của học sinh
Cho điểm xếp loại
Đánh giá hiệu quả giảng dạy
Cung cấp thông tin phản hồi, nhận xét cho học sinh
Ôn luyện cho học sinh trước các kỳ thi chuẩn hoá lớn
Tạo động lực học cho học sinh
3.2.	Hoạt động đo lường đánh giá
Về nghĩa đen của thuật ngữ hoạt động đo lường đánh giá ...
tiến học tập
động học tập
Người
thực
hiện
Giáo viên
Giáo viên
Chủ yếu là học sinh
thu thập thông tin,
tự đánh giá hoặc
minh
chứng
để
9
đưa
ra
kết
quả
đánh giá đồng cấp
đánh giá
cho bạn
Diễn
giải
các
Giáo
viên đưa ra
Giáo
viên
(học
Học sinh (có thể có
thông tin về
kết
nhận định về việc
sinh cũng có thể
hoặc
không có
sự
quả
học
tập
của
học
sinh
đã
hoàn
cùng
tham
gia)
hỗ trợ và hướng dẫn
học sinh
thành mục tiêu học
xác
định các lỗ
của giáo
viên)
tự
tập của mình hay
hổng
kiến thức,
phản ánh được quá
các yêu cần cần đạt
những hiểu nhầm
trình
học
tập
của
như
được mô tả
và
những
hiểu
chính mình và điều
trong chương trình
biết
đang
tiến
chỉnh để các em có
môn
học
tốt
đến
triển
của
học
thể hiểu sâu sắc hơn
mức độ nào.
sinh.
và nâng cao
năng
lực.
Quyết định đưa ra
Giáo
viên đưa ra
Giáo viên đưa ra
Học
sinh
đưa
ra
dựa trên diễn giải
quyết định về việc
quyết định về sự
quyết
định về
sự
về các thông tin về
học
sinh
đã
đạt
cần
thiết
và
cần thiết và những
kết quả
học
tập
được chuẩn đầu ra
những
việc
cần
việc bản thân hoặc
của học sinh (Ai
hay
yêu
cầu
cần
làm để cải thiện
bạn mình
cần
làm
đưa
ra
quyết
đạt
và
được
công
kết
quả
học
tập
để cải thiện kết quả
định? Loại quyết
nhận đạt hay hoàn
trong
thời
gian
học tập trong
thời
định nào?)
thành
hoạt
động
tiếp sau đánh giá
gian tiếp sau đánh
giáo dục, bài học,
để
học
sinh
đạt
giá để có thể đạt
học
kỳ,
bậc
học,
được
mục
tiêu,
được
mục
tiêu,
hay
cấp
học
hay
chuẩn đầu ra hay
chuẩn
đầu ra
hay
chưa.
yêu cầu cần đạt.
yêu cầu cần đạt.
Tác động hay hệ
Hệ quả chủ yếu là
Hệ
quả
thường
Hệ quả chủ yếu là
quả
của
kết
quả
ở việc học sinh có
bao
gồm cả
đối
đối với kế hoạch và
đánh giá
được công nhận là
với kế hoạch và
phương pháp
học
đạt và hoàn thành
phương
pháp
tập của học sinh do
phần chương trình
giảng dạy và đối
các em tự nhận thức
(hay
toàn
bộ
với kế hoạch và
được
và
lên
kế
chương trình) giáo
phương pháp học
hoạch thực hiện, có
dục được đánh giá
tập của học sinh.
thể có hoặc không
và
chuyển
sang
Tuy
nhiên,
chủ
có sự hướng
dẫn,
giai đoạn tiếp theo
yếu
là
về
phía
giảng dạy của giáo
hay
cần
phải học
giáo viên.
viên.
10
tập, rèn luyện để
được đánh giá lại.
Về cơ bản, các hình thức đánh giá này đều tồn tại tự nhiên trong quá trình dạy và học. Sơ đồ sau đây mô tả thời điểm vị trí đánh giá trong quá trình dạy và học.
Trước khi giảng dạy	Trong khi giảng dạy	Sau khi giảng dạy
Đánh giá để cải tiến học tập
Đánh giá là hoạt động để học tập
Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá theo nghi thức và Đánh giá không theo nghi thức
6.1.	Đánh giá theo nghi thức
Không ít giáo viên hiểu nhầm rằng đánh giá luôn là hoạt động giáo dục có nghi thức bao gồm các bài kiểm tra được thiết kế theo kế hoạch được quyết định từ trước. Đối với các hoạt động đánh giá th eo nghi thức đó, học sinh (và các bên liên quan như gia đình và lãnh đạo nhà trường) có thể được thông báo từ trước hoặc không, nhưng trong khi thực hiện hoạt động đánh giá, học sinh đều được cho biết là mình đang được đánh giá; và thông thường, các em cũng được biết về mục tiêu và tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá.
Phần lớn các đánh giá theo nghi thức là đánh giá tổng kết, có mục tiêu là nhằm tìm thông tin, minh chứng đo lường kết quả học tập, rèn luyện, mức độ lĩnh hội kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh so với yêu cầu cần đạt hoặc chuẩn nhất định. Các ví dụ của đánh giá theo nghi thức bao gồm:
Các bài thi/kiểm tra chuẩn hoá
Các bài thi/kiểm tra tham chiếu tiêu chí
Các bài thi/kiểm tra xếp hạng
Các bài thi cuối học kỳ
Các bài kiểm tra đánh giá trình độ đầu vào hoặc tuyển sinh
6.2.	Đánh giá không theo nghi thức
Tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên có thể sử dụng các đánh giá không theo nghi thức để thu thập thông tin, minh chứng về năng lực, phẩm chất của học sinh. Đây là các đánh giá được tích hợp, lồng ghép với các hoạt động, nhiệm vụ giáo dục khác. Học sinh có thể có hoặc không nhận thức được đang thực hiện đánh giá. Điều này có nghĩa là học sinh có thể không biết là cách thể hiện, việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động của mình
11
đang được giáo viên đánh giá, tức là thu thập thông tin, minh chứng theo các tiêu chí đánh giá.
Đánh giá không theo nghi thức thường là các đánh giá quá trình, có mục tiêu là thu thập thông tin về sự lĩnh hội nội dung kiến thức và năng lực thực hiện các kĩ năng, các biểu hiện hành vi của các phẩm chất mục tiêu. Các đánh giá này có thể được thực hiện một cách tự nhiên trong hoạt động dạy học thường ngày, không có hoặc có rất ít áp lực tâm lý đối với học sinh trong thời gian đánh giá.
Tuy nhiên, chính do tính chất không theo nghi thức, nên các phản hồi, nhận định của đánh giá không theo nghi thức thường phải đối diện với nguy cơ mang tính chủ quan, định kiến, thách thức về mức độ chính xác, tin cậy của đánh giá. Do đó, đánh giá không theo nghi thức không thể thay thế hoàn to

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_modun_3_0_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_tieu.doc