2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả làm thế nào để trở thành người bản lĩnh? ( 0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.(1,0 điểm)
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến “Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.” không? Vì sao? (1,0 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: 2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực Vì: - Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. - Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình.. - Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công (đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc) 1,0 4 Thí sinh đưa ra quan điểm của mình. Cần trình bày được nhận thức đúng đắn về ý kiến. “Không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường”. Có thể nêu một số ý sau: + Trung thực là thật thà, ngay thẳng, sống đúng và thành thật + Không trung thực sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình; sẽ không đạt được kết quả mình mong muốn trong công việc cũng như trong cuộc sống. + Không trung thực sẽ có lợi trước mắt nhưng làm ảnh hưởng đến người khác và để lại hậu quả về sau + Người không trung thực sẽ sống không thanh thản, không vui vẻ + Ngược laị người trung thực sẽ tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài; giúp công việc thuận lợi, các mối quan hệ xã hội trở nên hài hòa. Sống trung thực sẽ đem đến sự thanh thản trong tâm hồn, giúp con người luôn vui vẻ, thoải mái, đem đến sự tỉnh táo, sáng suốt khi đưa ra những lựa chọn, những quyết định quan trọng trong cuộc sống, trong công việc, góp phần tạo nên thành công. + Cần trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống. 1,0 II. LÀM VĂN Yêu cầu chung : Biết huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận tác phẩm thơ theo đặc trưng thể loại. 7,0 Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn, lập luận thuyết phục, trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu 0,5 Yêu cầu cụ thể: a Vài nét về tác giả, tác phẩm - Nguyễn Du nhà văn nhân đạo kiệt xuất của nền văn học trung đại Việt Nam TK XVIII nửa đầu TK XIX - Truyện Kiều một kiêt tác của Nguyễn Du - Vị trí của đoạn trích 0.5 b Cảm nhận đoạn thơ: *Nội dung: nỗi cô đơn đau đớn đến tuyệt đỉnh của Kiều - 6 câu đầu: Cảnh vật với Kiều là sự giả tạo; cuộc sống kĩ nữ chốn lầu xanh vẻ bên ngoài thanh cao tao nhã có đủ cả “cầm, kì, thi, họa”, “phong, hoa, tuyết, nguyệt” nhưng thực chất đó là cuộc sống nhơ nhớp tủi nhục “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” -> cảnh được nhìn qua nỗi lòng, tâm trạng ( phân tích) - 2 câu cuối: Kiều thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh, không tìm được tri âm => ý thức sâu sắc về nhân phẩm.( phân tích) *Nghệ thuật: - Ước lệ tượng trưng, điệp - Hệ thống từ ngữ giàu giá trị biểu cảm , tả cảnh ngụ tình 3.5 2.5 1.0 c Bình luận về tư tương nhân đạo của tác giả: - Tấm lòng trân trọng, sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du. Kiều hiện lên không chỉ là người biết hy sinh, biết nhẫn nhục cam chịu mà còn là người ý thức sâu sắc về phẩm giá, nhân cách. - Nỗi đau của Kiều trong đoạn thơ cũng chính là nỗi đau của Nguyễn Du trước nhân tình thế thái => Tiếng nói nhân đạo cao cả, mới mẻ: yêu thương trân trọng, khẳng định phẩm giá, ý thức giữ gìn nhân phẩm, niềm thương thân xót phận => sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân - nét đặc sắc mới mẻ của Nguyễn Du trong cái nhìn về con người đặc biệt là người phụ nữ. Đó là cách riêng của Nguyễn Du để bày tỏ tình yêu thương trân trọng của mình đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc - “Nguyễn Du là nhà thơ đã viết về nỗi đau của con người, nhất là nỗi đau của người phụ nữ như là nỗi đau cuả chính bản thân mình”. 1,5 * Lưu ý: cho thêm điểm khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, có chất văn.
File đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2017_2018.doc