Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 7+8: Văn bản

1.Khái niệm, đặc điểm

Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một câu hay nhiều câu, nhiều đoạn.

 * Đặc điểm văn bản:

- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ. Đồng thời, cả văn bản còn phải đư­ợc xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.

- Mỗi văn bản th­ường hư­ớng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thư­ờng mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

 

pptx 10 trang trandan 5860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 7+8: Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 7+8: Văn bản

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 7+8: Văn bản
ọc 
Phong cách ngôn ngữ hành chính 
Phong cách ngôn ngữ báo chí 
Phong cách ngôn ngữ chính luận 
Các thao tác lập luận 
Thao tác lập luận giải thích 
Thao tác lập luận phân tích 
Thao tác lập luận chứng minh 
Thao tác lập luận so sánh 
Thao tác lập luận bình luận 
Thao tác lập luận bác bỏ 
3. Luyện tập 
Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ các văn bản sau: 
a. 
Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả. 
Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi. 
Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi”. 
b. 
Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng? 
            Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao ? 
(Trích “Bài học của thầy” – Trang 32 – NXB Hà Nội – Năm 2016) 
c . 
Cũng giống như âm thanh trong âm nhạc, màu sắc và đường nét trong hội hoạ, ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật được xem là chất liệu xây dựng hình tượng. Bản thân loại chất liệu này là tổng hoà của những kí hiệu hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Với tài năng sáng tạo, nhà văn, nhà thơ hướng sự chú ý vào tổ chức văn bản, tìm mọi cách cho hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau, cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc từng câu, từng đoạn cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy, văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ. 
(Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật , Ngữ văn 10 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 21) 
Thơ Tự Sự 
(Nguyễn Quang Vũ) 
Dù đục dù trong, con sông vẫn chảyDù cao dù thấp, cây lá vẫn xanhDù người phàm tục hay kẻ tu hànhVẫn phải sống từ những điều rất nhỏ 
Ta hay chê rằng cuộc đời méo móSao ta không tròn ngay tự trong tâmĐất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầmNhững chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng 
Nếu tất cả đường đời đều trơn lángChắc gì ta đã nhận ra taAi trong đời cũng có thể tiến xaNếu có khả năng tự mình đứng dậy 
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậyKhông chỉ dành cho một riêng ai! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_tiet_78_van_ban.pptx