Bài giảng Ngữ văn Khối 10 - Văn bản: Tỏ lòng (Thuật hoài)

I, Tìm hiểu chung

II, Đọc - hiểu văn bản

*Đọc

Thuật hoài

Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Tỏ lòng

Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu

 

pptx 34 trang trandan 06/10/2022 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 10 - Văn bản: Tỏ lòng (Thuật hoài)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Khối 10 - Văn bản: Tỏ lòng (Thuật hoài)

Bài giảng Ngữ văn Khối 10 - Văn bản: Tỏ lòng (Thuật hoài)
trò, trách nhiệm của kẻ làm trai với đời, với non sông, đất nước 
- Câu 4: Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu 
+ Vũ Hầu: Gia Cát Lượng, bậc kì nhân giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán 
-> điển cố, mang tính điển hình cho bậc quân tử với sự nghiệp lẫy lừng 
+ Thẹn: 
Thẹn 
Kẻ làm trai này vì chưa trả xong nợ công danh nên hổ thẹn trước tấm gương lớn là Vũ hầu 
Nếu kẻ làm trai này không trả xong nợ công danh thì quá hổ thẹn trước tấm gương lớn là Vũ hầu 
Phù hợp với hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2, khi tác giả được Trần Hưng Đạo giao cho trọng trách chỉ huy đội Cấm vệ quân 
Phù hợp với sự nghiệp lẫy lừng của Phạm Ngũ Lão sau này 
Phù hợp với tư tưởng, lối sống khiêm nhường, cầu thị của kẻ sĩ thời trung đại 
Phù hợp với tính cách chính trực, khẳng khái của Phạm Ngũ Lão 
I, Tìm hiểu chung 
II, Đọc - hiểu văn bản 
1/ Hai câu đầu 
2/ Hai câu sau 
- Câu 3: Công danh nam tử còn vương nợ 
+ Công danh nam tử: quan niệm quen thuộc về chí làm trai trong thời trung đại 
-> Niềm khao khát lập công, lập đức, lập ngôn 
+ Còn vương nợ: chưa làm hết, chưa làm xong 
-> Nỗi niềm, suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của kẻ làm trai với đời, với non sông, đất nước 
- Câu 4: Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu 
+ Vũ Hầu: Gia Cát Lượng, bậc kì nhân giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán 
-> điển cố, mang tính điển hình cho bậc quân tử với sự nghiệp lẫy lừng 
+ Thẹn: triết lý để lập chí hành động 
Thể hiện khát vọng lớn lao, tinh thần quyết chiến, quyết thắng 
I, Tìm hiểu chung 
II, Đọc - hiểu văn bản 
III, Tổng kết 
1, Nội dung 
 Bài thơ t hể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của l ịch sử dân tộc. 
2, Nghệ thuật 
 - Hình ảnh thơ hoành tráng kết hợp với các biện pháp so sánh, phóng đại, điển cố , thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. 
 - N gôn ngữ cô đ ọ ng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. 
LUYỆN TẬP 
Câu hỏi 1:  Đề tài bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão là: 
A. Chí làm trai gắn với tư tưởng trung quân ái quốc. 
B. Sức mạnh của nhà Trần. 
C. Khát vọng cống hiến. 
D. Tình yêu thiên nhiên. 
Câu hỏi 2: Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm nghệ thuật bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão? 
A. Cô đọng, hàm súc. 
B. Hình ảnh giàu sức biểu cảm. 
C. Giọng điệu hào hùng. 
D. Sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng. 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
  Phiên âm: 
 	 Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu 
	Tam quân tì hổ khí thôn ngưu 
	Nam nhi vị liễu công danh trái 
	Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. 
Dịch thơ: 
	Múa giáo non sông trải mấy thu, 
	Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu 
	Công danh nam tử còn vương nợ 
	Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu 
( Tỏ lòng , Trang 115,116, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ? 
Câu 2: Chữ hoành trong bản phiên âm thuộc từ loại gì ? Nêu ý nghĩa của từ loại đó trong văn bản ? 
 Câu 3: Câu thơ B a quân khí mạnh nuốt trôi trâu sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật đó. 
Câu 4: Nội dung của văn bản? 
VẬN DỤNG 
Từ “hào khí Đông A” trong “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão tới tinh thần “chống dịch như chống giặc” của Việt Nam trong đợt Covid -19 vừa rồi, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta? 
MỞ RỘNG 
So sánh hai tác phẩm: “Tụng giá hoàn kinh sư “ (Trần Quang Khải” và “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão) để thấy được “hào khí Đông A” của thời đại nhà Trần. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_10_van_ban_to_long_thuat_hoai.pptx