Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 163: Thực hành phép tu từ Phép điệp - Phép đối

1. Ngữ liệu 1 Trèo lên cây bưởi hái hoa,

 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

 Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

 Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng,

 Như chim vào lồng như cá mắc câu.

 Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

 (Ca dao)

Nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này, thì câu thơ sẽ như thế nào?

 

pptx 20 trang trandan 7481
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 163: Thực hành phép tu từ Phép điệp - Phép đối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 163: Thực hành phép tu từ Phép điệp - Phép đối

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 163: Thực hành phép tu từ Phép điệp - Phép đối
Ca dao) 
Nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này ,thì câu thơ sẽ như thế nào? 
 ♦ Nếu thay “ nụ tầm xuân ” bằng hoa tầm xuân hay hoa cây 
này thì câu thơ sẽ thay đổi về hình ảnh, ý nghĩa, nhịp điệu . 
Bởi vì : 
- Hoa tầm xuân chỉ người con gái nói chung. Còn Nụ tầm 
xuân khẳng định người con gái đang ở độ tuổi trăng tròn – thời 
đẹp nhất ( Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc : chỉ người con gái đã đi lấy chồng ) 
- Nụ (thanh trắc), còn hoa (thanh bằng) 
Bây giờ em đã có chồng 
 Như chim vào lồng như cá mắc câu. 
 Cá mắc câu biết đâu mà gỡ, 
Chim vào lồng biết thuở nào ra. 
Cá mắc câu , chim vào lồng được điệp lại làm cho sự so sánh ở câu trên được rõ nghĩa. Đồng thời diễn tả hoàn cảnh bó buộc, mất tự do và trạng thái quẩn quanh, không có cách giải quyết của cô gái. 
Cách lặp này không giống với nụ tầm xuân ở câu trên : Nụ tầm xuân : điệp vòng; Cá mắc câu: điệp vòng; Chim vào lồng : điệp cách quãng 
Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở câu trên không? 
2. Ngữ liệu 2 	 
Việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không? Việc lặp từ ở những câu trên có tác dụng gì? 
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 
- Có công mài sắt có ngày nên kim. 
Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.	 
( Tục ngữ) 
 Đây là hiện tuợng lặp từ, không phải là điệp tu từ. 
Tác dụng : Việc lặp từ tạo nên tính đối xứng, tính nhịp điệu và làm rõ ý cho câu tục ngữ. 
II. Luyện tập về phép đối 
(Đối ngữ) 
KHÁI NIỆM 
ĐẶC ĐIỂM 
TÁC DỤNG 
Là cách sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt, nhấn mạnh, gợi hình, 
gợi cảm 
+ Về số âm tiết: số lượng âm tiết của hai về đối nhau phải bằng nhau. 
+ Về thanh điệu: Các từ ngữ đối nhau, phải có thanh trái nhau về B/T. 
+ Về từ loại : các từ đối nhau phải cùng từ loại với nhau 
+ Về nghĩa : Các từ đối nhau 
 (từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa) 
+ Kết cấu ngữ pháp: lặp lại kết cấu 
Phép đối (đối ngữ) tạo sự hài hòa, cân chỉnh, tăng tính 
biểu cảm, gợi hình 
Phép đối 
 4 nhóm 
Thảo luận nhóm (3 phút) 
Nhóm 1 
(Ngữ liệu 1) 
Nhóm 2 
(Ngữ liệu 2) 
Nhóm 3 
(Ngữ liệu 3) 
Nhóm 4 
(Ngữ liệu 4) 
NHÓM 1 
NHÓM 2 
NHÓM 3 
NHÓM 4 
Về số lượng âm tiết 
Về thanh điệu 
Về từ loại 
Về nghĩa của từ 
Về kết cấu ngữ pháp 
Nhận xét về cách đối từ 
Phép đối được thể hiện 
 như thế nào? 
NHIỆM VỤ 
 (1) Chim có tổ, người có tông 
 Đói cho sạch, rách cho thơm 
 Người có chí ắt phải làm nên, nhà có nền ắt phải vững 
Về số lượng âm tiết : 3/3, 6/6 
Về thanh điệu: tổ/ tông (T/B), sạch/thơm (T/B), chí/nền (T/B), nên/vững (B/T). 
Về từ loại : chim/người (DT –DT), tổ/tông (DT – DT), đói/rách (TT – TT). 
Về nghĩa của từ : tổ/tông, sạch/thơm, nền/vững => Cùng trường nghĩa với nhau. 
Về kết cấu ngữ pháp: lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi câu. 
(2). Tiên học lễ: diệt trò tham những 
 Hậu học văn: trừ thói cửa quyền. 
Về số lượng âm tiết : 7/7 (Dòng trên/ Dòng dưới) 
Về Thanh điệu: 
3 . Về từ loại: 
+ Tiên/ Hậu : DT – DT 
+ học/ hành : Động từ - Động từ 
+ lễ/ văn : DT – DT 
3. Về nghĩa : diệt/trừ; trò/ thói; tham nhũng/ cửa quyền => Từ đồng nghĩa 
4. Về kết cấu ngữ pháp : lặp lại kết cấu ngữ pháp. 
(3) Vân xem trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang 
Hoa cười ngọc thốt đoạn trang 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da 
* Đối về từ: 
+ Khuôn trăng/nét ngài : DT – DT 
+ + đầy đặn/ nở nang : TT – TT 
+ hoa/ ngọc: DT – DT 
+ cười/ thốt : ĐT – ĐT 
+ Mây/ tuyết : DT – DT 
+ thua/ nhường : TT – TT 
=> Các từ đối nhau trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát) => TIỂU ĐỐI 
(4). Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt 
 Trót đem thân thế hẹn tang bồng 
 (Nguyễn Công Trứ) 
Đối về từ: 
+ rắp/ trót: ĐT – ĐT 
+ mượn/đem : ĐT – ĐT 
+ điền viên/thân thế : DT – DT 
+ vui/hẹn : ĐT – ĐT 
+ tuế nguyệt/tang bồng : DT – DT 
=>Phép đối diễn ra giữa hai dòng: Dò

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_163_thuc_hanh_phep_tu_tu_phep.pptx