Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

2. Tác phẩm

 Hiện còn trên 1000 bài thơ.

 Nội dung:

+ Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.

+ Khát vọng giải phóng cá tính.

+ Bất bình trước hiện thực tầm thường

+ Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt.

 Nghệ thuật:

+ Cảm xúc phóng túng, bay bổng, tự nhiên, tinh tế và giản dị.

+ Có sự kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.

 

ppt 17 trang trandan 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 42: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
 tiếng của Trung Quốc 
Lầu Hoàng Hạc nằm trên mỏm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc, bên sông Trường Giang, nay thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc 
II. Đọc hiểu văn bản 
* Bố cục: 
+ Hai câu đầu: Không gian và thời gian đưa tiễn. 
+ Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ. 
Hai câu thơ đầu 
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu 
 Yên ba tam nguyệt há Dương Châu” 
 (Bạn từ lầu Hạc lên đường 
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng) 
* So sánh nguyên tác và dịch thơ: 
 Cố nhân : 
 Dịch: Bạn: chung chung, mất đi nhiều ý nghĩa 
 Tây từ : 
 Bản dịch bỏ sót 
 Yên hoa : 
 Dịch : hoa khói, làm mất đi nghĩa thứ hai 
bạn lâu năm (tri âm, tri kỉ), gợi mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa hai người bạn 
từ phía tây 
hoa khói, nơi phồn hoa đô hội 
1. Hai câu thơ đầu 
- Không gian đưa tiễn : 
Nơi tiễn 
Nơi đến 
 Nơi tiễn: là lầu Hoàng Hạc , một thắng cảnh đẹp, gắn với truyền thuyết Phí Văn Vi tu luyện thành tiên, cưỡi hạc vàng bay đi. 
 Nơi đến: Dương Châu là nơi phồn hoa đô hội. 
 Dòng Trường Giang : là huyết mạch giao thông của miền Nam Trung Quốc 
Khung cảnh đẹp, giàu chất thơ, không gian mĩ lệ, khoáng đạt 
Lầu Hoàng Hạc 
Dòng Trường Giang 
Dương Châu 
1. Hai câu thơ đầu 
 Thời gian đưa tiễn: 
+ Tháng ba, cuối mùa xuân - mùa hoa khói 
 Đây là khoảng thời gian đẹp, tiết xuân mát lành, cây cối hoa lá đâm chồi nảy lộc 
 Từ bối cảnh chia li gợi lên nỗi bồi hồi, xao xuyến, bâng khuâng, nỗi buồn thầm kín của đôi bạn xa nhau. 
1. Hai câu thơ sau 
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận 
 Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” 
 (Bóng buồm đã khuất bầu không 
 Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời) 
* So sánh nguyên tác và dịch thơ: 
 Cô phàm viễn ảnh : 
 Dịch: bóng buồm đã làm mất sắc thái lẻ loi, cô đơn, dần xa 
 Bích không tận : 
 Bản dịch làm mất sắc màu đó 
bóng cánh buồm lẻ loi xa dần 
màu xanh biếc bao la rợn ngợp 
1. Hai câu thơ sau 
 Hình ảnh đối lập: 
Cô phàm 
Bích không tận 
>< 
(cánh buồm nhỏ bé, cô đơn) 
(khoảng không xanh biếc mênh mông đến rợn ngợp) 
 Hình ảnh cánh buồm cô độc, lẻ loi : 
 Người ra đi cô đơn, người ở lại cũng cảm thấy cô độc lẻ loi 
- Cánh buồm nhỏ dần và mất hút vào bầu không gian xanh biếc 
 Cái nhìn đầy nỗi xao xuyến, buồn thương, ngậm ngùi được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại. 
1. Hai câu thơ sau 
 Hình ảnh: dòng Trường Giang chảy vào cõi trời 
 Hình ảnh tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, gợi không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ. 
 Tương phản giữa cái vô hạn của vũ trụ với cái hữu hạn của đời người, giữa cái mênh mông giao hòa của đất trời với cái lẻ loi, đơn độc của con người trong cảnh li tán. 
 Tâm trạng của tác giả : cô đơn, nhớ thương vô hạn, trống trải đến rợn ngợp. Qua đó người đọc cảm nhận được tình bạn sâu sắc, chân thành giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. 
III. Tổng kết 
Nghệ thuật: 
 - Ngôn ngữ giản dị, hàm súc. 
 - Hình ảnh gợi cảm. 
 - Giọng điệu thơ trầm lắng. 
 - Bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả. 
2. Nội dung: 
- Bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời thịnh Đường . 
* Câu hỏi củng cố: 
Câu 1: Lí Bạch được mệnh danh là “Thi tiên”, vì: 
A. Tính cách khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn và hay viết về cõi tiên. 
B. Những vần thơ chứa chan tình yêu thiên nhiên của tác giả. 
C. Bức tranh hiện thực sinh động được phản ánh trong sáng tác của Lí Bạch. 
D. Cả 3 đáp án trên. 
 Câu 2: Vì sao có thể nói “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình độc đáo? 
Vì cảnh rất đẹp và hùng vĩ 
Vì cảnh hòa vào tâm trạng nhân vật 
Vì cảnh vừa đẹp vừa nên thơ 
Vì cuộc chia tay lưu luyến 
 Câu 3: Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” thể hiện rõ bút pháp..............................của Lí Bạch 
Hiện thực 
Siêu thực 
Lãng mạn 
Tả thực 
* Bài tập về nhà: 
Viết bài bình luận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên và tình bạn trong cuộc sống hôm nay. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_42_hoang_hac_lau_tong_manh_hao.ppt