Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười) - Năm học 2020-2021 - Trần Hà Phương

Văn bản: Nhưng nó phải bằng hai mày

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

Một hôm nọ, Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:

-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

-Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:

-Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!

 (Sgk/tr80)

 

pptx 19 trang trandan 5460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười) - Năm học 2020-2021 - Trần Hà Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười) - Năm học 2020-2021 - Trần Hà Phương

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Văn bản: Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười) - Năm học 2020-2021 - Trần Hà Phương
ch giải trí, phê phán 
Phân loại 
Truyện khôi hài 
Giải trí 
Giáo dục 
Truyện trào phúng 
Phê phán 
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Thể loại: Truyện cười trào phúng. 
2. Bố cục : 3 phần 
a. Mở truyện (Câu 1): Giới thiệu về nhân vật lí trưởng và tài đặc biệt của y . 
b. Thân truyện (Tiế p -> “lẽ phải thuộc về con mà” ): Diễn biến vụ kiện giữa Ngô và Cải nhờ lí trưởng xử. 
c. Kết truyện (Còn lại): Lời giải thích của lí trưởng cho cách xử kiện của mình. 
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT 
HOẠT ĐỘNG NHÓM : (PHIẾU HỌC TẬP) 
- Số lượng: 5 nhóm 
- Thời gian: 4 phút 
CÂU HỎI 
 Trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” thì: 
 NHÓM 1: 
 Câu 1: Đối tượng gây cười là ai? 
 NHÓM 2 : 
 Câu 2: Tình huống gây cười là gì? 
 NHÓM 3: 
 Câu 3: Mâu thuẫn gây cười như thế nào? 
 NHÓM 4: 
 Câu 4: Thủ pháp gây cười ở đây ra sao? 
 NHÓM 5: 
 Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện là gì? 
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT 
1. Đối tượng gây cười 
- Quan lại tham nhũng (lí trưởng). 
- Người dân ít hiểu biết (Cải, Ngô). 
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT 
2. Tình huống gây cười 
- Cải và Ngô đánh nhau mang đi kiện (người nông dân ngày xưa hay kiện tụng vì những việc nhỏ nhặt). 
- Đi kiện đúc lót tiền mà còn bị đánh (Cải giơ năm ngón tay: “xin xét lại lẽ phải về con mà” ). 
- Lí trưởng xử kiện không điều tra, hỏi cung mà ra lệnh luôn: giơ năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt: “Tao biết mày phải...nhưng nó phải...bằng hai mày!” 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
3. Mâu thuẫn gây cười 
Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, nhưng lại là giỏi tham nhũng (trái với tự nhiên, ở đây công lí được đo bằng tiền). 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
4. Thủ pháp gây cười 
-Sự kết hợp của hai ngôn ngữ: 
+ Lời nói: “ Lẽ phải ” (công khai) . 
+Cử chỉ: “ Năm ngón tay ” (hiểm ngầm) . 
-Nghệ thuật chơi chữ ( “phải”, phải bằng hai”). 
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 
5. Ý nghĩa truyện 
- Phê phán quan lại tham nhũng ngày xưa. 
- Tình cảnh bi hài của người dân lao động xưa . 
III. TỔNG KẾT (Xem Sgk/tr80) 
1. Nghệ thuật 
- Sự kết hợp lời nói với cử chỉ. 
- Chơi chữ độc đáo. 
2. Nội dung 
-Vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại. 
- Người lao động vừa đáng thương, vừa đáng trách. 
* LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG  
Đọc văn bản: 
Một ông quan lớn đến hiệu thợ may may một cái áo thật sang để tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may hỏi: 
– Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan chạm lòng tự ái, cau mày lại : 
– Nhà ngươi muốn biết như thế để làm gì? 
Người thợ may liền đáp: 
– Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạtđằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thìvạt đằng sau phải may ngắn lại. 
Quan ngẫm nghĩ một hồi, gật gù cho là chí lý, truyền: 
– Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. 
 (Nguồn: “Hai kiểu áo” – Kho tàng Truyện cười dân gian Việt Nam ) 
Thực hiện các yêu cầu : 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? 
Câu 2: Câu chuyện trên bàn về sự việc gì? 
Câu 2: Người thợ may đã gợi ý may cho quan chiếc áo như thế nào ? 
Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? 
Gợi ý đáp án: 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là Tự sự. 
Câu 2: Câu chuyện trên bàn về việc ông quan lớn đi may áo. 
Câu 3: Người thợ may đã gợi ý may cho quan “may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại”. 
Câu 4: Ý nghĩa câu chuyện: 
-Phê phán cách ứng xử của quan lớn (luồn cúi, hách dịch) 
-Người dân lao động dần có sự hiểu biết, ứng xử tế nhị (người thợ may gợi ý cach may áo cho quan). 
* TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
- Chia sẻ một vấn đề tâm đắc nhất của bài học hôm nay. 
- Sưu tầm 3 truyện cười dân gian Việt Nam khác. 
CHÚC QUÝ THẦY CÔ, CÁC EM HỌC SINH 
SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_van_ban_nhung_no_phai_bang_hai_may.pptx