Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ

Xứ Huế hiền hoà và thơ mộng, đã đi vào thơ ca với biết bao cảm xúc, tâm tình riêng của mỗi nghệ sĩ khi họ đặt chân đến đây. Không biết vô tình hay hữu ý mà thơ ca đã giành cho xứ Huế một tình cảm thật đặc biệt với rất nhiều thi phẩm hay.

 Có rất nhiều nhà thơ viết về cảnh đẹp và con người xứ Huế như Nguyễn Bính, Tố Hữu, Thu Bồn, Bùi Giáng. Đến lượt mình, Hàn Mặc Tử cũng góp một chút lòng cho xứ Huế mộng mơ với “Đây thôn Vĩ Dạ”.

 Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử để cùng đồng cảm với chút nỗi niềm của thi nhân.

 

pptx 22 trang trandan 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ
ảnh do Hoàng Cúc - một cô gái xứ Huế gửi tặng lúc nhà thơ bị bệnh, đang điều trị tại trại phong quy Hoà - Quy Nhơn. 
Rút trong tập “ Thơ điên ”.(1938) 
b. Bố cục và chủ đề bài thơ : 
Bố cục: bài thơ có mạch liên kết đứt nối 
 → mỗi khổ thơ là một đoạn thơ. 
- Chủ đề : Miêu tả thiên nhiên và tình người thôn Vĩ → nỗi lòng: thương nhớ, đắm say,nỗi buồn chia ly, ước mơ nhưng đầy hoài nghi, thất vọng → rất yêu đời, nhưng rất đau đời. 
Đây thôn Vĩ Dạ 
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? 
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 
Lá trúc che ngang mặt chữ điền. 
Gió theo lối gió, mây đường mây 
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay. 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay ? 
Mơ khách đường xa, khách đường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
Ai biết tình ai có đậm đà ? 
II. Phân tích bài thơ: 
	 	 1. Nỗi lòng bâng khuâng say đắm đến mãnh liệt trước cảnh và con người thôn Vĩ . 
Cảnh và người: 
	+ nắng hàng cau - nắng mới lên 
 + vườn ai mướt quá - xanh như ngọc 
 + lá trúc che ngang mặt chữ điền 
-> hình ảnh gợi hình, gợi cảm 
 nghệ thuật so sánh 
-> cảnh và người hài hoà, nên thơ, 
 kín đáo , duyên dáng, thanh lịch 
↔ Hiện thực trong kí ức luôn đẹp là vậy!!! 
→ ?? Qua đó nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ như thế nào 
→ nỗi khát khao muốn trở về với thôn Vĩ. Một nỗi nhớ, một tình yêu ấp ủ trong lòng. 
↔ Thể hiện qua câu mở đầu của bài thơ: 
	 “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” 
	“ Sao anh ”..? -> câu hỏi tu từ 
 ->lời mời, trách móc nhẹ nhàng của người thôn Vĩ qua sự tưởng tượng của nhà thơ và lời tự nhủ tha thiết của thi nhân mong được trở về thôn Vĩ. 
↔ Bao trùm lên nỗi lòng cảm xúc ấy là lòng 
yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt 
và yêu con người tha thiết của thi nhân 
	 2. Nỗi buồn chia li trước cảnh và tình người 
Bức tranh sông nước xứ Huế vào đêm hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ qua những hình ảnh nào ? 
Nhà thơ sử dụng nghệ thuật miêu tả như thế nào ? 
 ( Biện pháp tu từ, cách dùng từ, nhịp thơ ) 
- Cảnh vật có trạng thái như thế nào ? 
- Thiên nhiên như là sự chia lìa, li tán. 
	 “ Gió theo lối gió, mây đường mây 
	 Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” 
+ Gió, mây, nước, hoa, sông, trăng 
-> hình ảnh ước lệ, thi vị, mềm mại, huyền ảo 
- Điệp từ : gió, mây ; nhưng đối lập với trạng thái rời rạc, chia lìa 
- Từ gợi cảm : buồn thiu, lay 
- N hịp điệu: chậm rãi, nhè nhẹ 
 -> cảnh vật rời rạc, tĩnh lặng, không gắn bó giao hoà mà chia lìa và mang nỗi buồn man mác. 
 -> nhịp điệu đặc trưng của xứ Huế, mang linh hồn con người → cuộc chia li mang cảm xúc đau buồn 
- 	 “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. 
 Có chở trăng về kịp tối nay?” 
Thuyền ai... -> đại từ phiếm chỉ Có chở trăng về kịp... ? -> câu hỏi tu từ → Chữ “ kịp ” gợi cảm giác gấp gáp , khẩn thiết , khắc khoải, nôn nóng băn khoăn, day dứt , đứng ngồi không yên của tâm hồn ấy 
→ hé mở về sự mặc cảm của tác giả.(thực tại ngắn ngủi, căn bệnh hiểm nghèo ) 
 Nhận xét : 
- Cả không gian như chìm ngập, chan hòa trong ánh trăng với bến sông trăng, thuyền chở trăng. 
→ không gian đẹp, thơ mộng nhưng huyễn hoặc, hư ảo, có chút lạnh lẽo. 
> nặng trĩu một nỗi buồn.! 
 3. Một ước mơ nhưng tràn ngập hoài nghi, nỗi thất vọng.  	  
“Mơ khách đường xa, khách đường xa 
Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh 
Ai biết tình ai có đậm đà?” 
- Cảnh : Thơ mộng, giàu màu sắc hư ảo 
- Tâm trạng : có sự đan xen giữa thực và mơ: 
+ Mơ : khách đường xa -> điệp ngữ 
-> tiếng reo gọi với tình cảm khát khao, da diết, mãnh liệt nhớ về một hình bóng người yêu thương. 
+ Thực : - Áo em ...nhìn không ra 
 Ở đây... mờ nhân ảnh 
-> hình ảnh tưởng tượng -> “ khách đường xa” và “em” ở đây chỉ là một mà thôi 
 → khẳng định, ý thức được một thực tế xa cách phũ phàng 
+ Ai biết tình ai có đậm đà ? 
 -> điệp từ, câu hỏi tu từ, kết thúc độc đáo. 
 “ Tình aiai biết? ”.. Một chút hoài nghi, một chút trách móc , một chú

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_van_ban_day_thon_vi_da.pptx