Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? (0,75 điểm)

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía / Biển một bên và em một bên.” (0,75 điểm)

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (1,0 điểm)

Câu 4: Em hãy nêu nhận xét của mình về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ (Nội dung và nghệ thuật) (0,5 điểm)

 

doc 7 trang trandan 06/10/2022 8460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 (Có đáp án và thang điểm)
 đoạn thơ là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (1,0 điểm)
Câu 4: Em hãy nêu nhận xét của mình về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ (Nội dung và nghệ thuật) (0,5 điểm)
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Giáo sư Ngô Bảo Châu khi nói về sự thành công đã chia sẻ: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê và quả cảm.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.   
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
 (Trích: Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.22)
-------------------Hết--------------------
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp 11
Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thể thơ trong đoạn thơ trên: Thể thơ tự do/tự do.
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định thể thơ như đáp án mới cho điểm.
0,75
2
02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: So sánh (ở dòng thơ: Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía), ẩn dụ/điệp ngữ (trong câu: Biển một bên và em một bên). 
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm.
0,75
3
Nhân vật trữ tình và nội dung chính của đoạn thơ:
- Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là anh – người lính.
- Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
- Trả lời được ý 1 đúng như Đáp án: 0,25 điểm, trả lời sai Đáp án: không cho điểm.
- Trả lời được ý 2 đúng như trong Đáp án: 0,75 điểm.
- Trả lời được 1 phần của ý 2 trong Đáp án: 0,5 điểm.
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý 2 trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa ở ý 2.
1,0
4
Nhận xét về dòng thơ cuối cùng ở mỗi khổ: Biển một bên và em một bên. 
- Nghệ thuật: Có thể trả lời theo các cách: lặp câu/ lặp cấu trúc/ láy lại/ lặp nguyên vẹn ý.
- Nội dung: Nhấn mạnh tình cảm cá nhân hòa vào vào tình cảm cộng đồng.
Hướng dẫn chấm: 
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời đúng được 1 trong 2 yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm.
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê và quả cảm.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Giáo sư Ngô Bảo Châu: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê và quả cảm.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Ý kiến của Ngô Bảo Châu khẳng định: Biết sống theo khuôn khổ kỉ luật, có niềm đam mê và có dũng khí, dám đương đầu với thử thách sẽ thành công.
- Bàn luận:
+ Con người sống có kỉ luật sẽ kiểm soát được suy nghĩ và hành động, tạo nề nếp thói quen tốt, có ý thức trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ một cách cao nhất và tự giác nhất.
+ Đam mê, hứng thú mãnh liệt sẽ tạo ra nguồn năng lượng bất ngờ, thổi bùng lên nhiệt huyết, giúp con người tỏa sáng.
+ Quả cảm sẽ giúp con người có ý chí, nghị lực, tự tin, dám gánh vác những khó khăn, dám đối đầu với thất bại, tạo ra những đột phá, bước ngoặt trong cuộc sống.
+ Sự kết hợp của 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_co_dap_an_va_thang.doc