Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

Thông tin củahọcsinh: TH1/ Nữ/ 15 tuổi /lớp 10E

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: GVCN

Lý do tưvấn, hỗtrợ:

Qua 2 tuần thấy HS TH1 có biểu hiện:

- HS không tập trung trong học tập, không hiểu bài, sợ bị điểm kém.

- HS thường xuyên ngủ gục trong lớp, có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, hay lo ra, sức khỏe bị giảm sút.

- Thỉnh thoảng HS ngồi một mình, hay khóc, trầm buồn.

GV muốn thu thập thông tin tạo lập hồ sơ cho trường hợp HS TH1.

 

docx 4 trang trandan 06/10/2022 4180
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
ởng, thường xuyên có những lời lẽ không hay với mẹ.
- Điểm mạnh của học sinh: tiếp thu nhanh, kiên nhẫn, sống có tình cảm, có khả năng về văn nghệ (đàn hay).
- Nguồn lực bên ngoài:có một người bạn thân trong lớp; có mẹ khá tâm lí, rất quan tâm đến con cái.
- Mong đợi của HS:mong muốn bản thân đạt kết quả cao trong học tập, gia đình hạnh phúc, ba mẹ hòa thuận bên nhau.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh 
- Khó khăn về sức khỏe: sức khỏe không tốt, thường xuyên bị mất ngủ, đau đầu, có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, không kiềm chế được suy nghĩ của mình (sợ ba mẹ chia tay)
- Khó khăn về học tập: không tập trung, không hiểu bài (môn Lí, Hóa), điểm số càng sa sút.
- Khó khăn về xây dựng hình ảnh bản thân:nói ngọng, không tự tin về ngoại hình.
- Khó khăn cảm xúc: hay buồn rầu, sợ hãi, cô đơn, hay ngại giao tiếp, sống khép kín.
- Khó khăn trong mối quan hệ với gia đình: 
+ Với ba: Ba nóng tính, hay cáu gắt nên HS TH1 không dám tiếp xúc nhiều với ba, dần dần khoảng cách giữa hai cha con rất xa.
+ Với mẹ: Mẹ sống tình cảm, mạnh mẽ. Em rất thương mẹ nên luôn nên em luôn sợ mẹ lo lắng, buồn phiền về mình.
3. Xác định vấn đề của học sinh
- Vấn đề chính: trẻ đang lo lắng, căng thẳng vì thế mà có những biểu hiện: mất ngủ, đau đầu, không kiềm chế được suy nghĩ của mình, áp lực nặng nềvề việc học. Thời gian gần đây kết quả học tập sa sút, điều này càng làm tăng thêm lo lắng cho HS (sợ mẹ lo âu, sợ căng thẳng giữa ba và mẹ càng trầm trọng hơn), khi đó HS TH1 sẽ càng mất ngủ, đau đầu
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
⸙ Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: 
- Các mục tiêu mà GVCN sẽ tư vấn, hỗ trợ: 
+ Giúp HS cải thiện về tâm lí: giảm dần căng thẳng, lo lắng, áp lực về nội tâmđể em thoải mái hơn, cân bằng trong cảm xúc, không suy nghĩ lan man.
+ Giúp HS cải thiện dần về sức khỏe: để em ổn định hơn trong giấc ngủ, giảm dần tình trạng đau đầu.
+ Giúp HS cải thiện về học tập: Tiếp thu được bài học, hoàn thành nhiệm vụ, tập trung trong giờ học (đặc biệt ở môn Lí, Hóa).
- Mục tiêu phối hợp:
+ Phối hợp với PH (Mẹ)để mẹ động viên, trò chuyện, tâm sự với con. Mong mẹ hiểu hơn về tình trạng hiện tại của HS TH1.
+ Phối hợp với GVBM Lí, Hóa: 
+ Phối hợp với nhân viên y tế học đường 
⸙ Nội dung và cách thức tư vấn hỗ trợ:
+ Giúp HS cải thiện về tâm lí: 
●GV gặp riêng HS để trao đổi trò chuyện, chia sẻ cùng HS những tâm tư, cảm xúc về bản thân và gia đình.
●GV khuyến khích HS tham gia câu lạc bộ Văn nghệ do nhà trường tổ chức vào chiều thứ 7 hàng tuần để phát huy khả năng đàn hay của mình.
●GV khuyên HS nên chủ động cởi mở hơn trong giao tiếp, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ bạn bè với các bạn trong lớp.
●Khuyên HS tự tin trò chuyện, chia sẻ với ba hoặc mẹ hoặc cả ba lẫn mẹ, đúng thời điểm (gia đình vui vẻ) để ba mẹ hiểu tâm tư nguyện vọng của bản thân.
+ Giúp HS cải thiện về sức khỏe: 
● GV nhắc nhở HS nên có một thời gian biểu sinh hoạt: học tập, nghỉ ngơi, giải trí khoa học.
● Khuyến khích HS lựa chọn ít nhất 01 môn thể thao mà em yêu thích để rèn luyện sức khỏe và rèn lối sống hoà đồng. Bên cạnh đó, GVCN có thể khuyến khích HS TH1 phát huy năng khiếu đàn và hát của bản thân để giảm căng thẳng.
●GV khuyên HS nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh mất ngủ để tránh tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng rất lớn về sau.
+ Giúp HS cải thiện về học tập: 
●GV trao đổi và hướng dẫn về phương pháp học tập hiệu quả cho HS.
●Traođổivà liên lạc với GVBM Lí, Hóa để hiểu rõ thêm về tình hình học tập ở 2 bộ môn này và nhờ GVBM hỗ trợ giúp em HS TH1 học tập tốt hơn.
●GV giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp, đặc biệt là lớp phó học tập và HS ngồi gần trong lớp để hỗ trợ thêm cho HS TH1 trong các tiết học môn Lí, Hóa.
+ Phối hợp với bạn thân của HS TH1 trong lớp để tìm hiểu thêm về tâm tư nguyện vọng và chung tay giúp đỡ em HS TH1.
●GV nhắc nhở HS TH1 cố gắng tập trung hơn trong giờ học, chủ động tìm hiểu trước nội dung kiến thức của các bài học.
●GV thường xuyên theo dõi về điểm số và thái độ học tập của HS để kịp thời khen ngợi.
+ Phố

File đính kèm:

  • docxbao_cao_phan_tich_truong_hop_thuc_tien_tu_van_ho_tro_hoc_sin.docx