Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 - Trường PT DTNT THPT Bình Phước (Có đáp án và thang điểm)
Câu 1:Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn khoảng 150 chữ với chủ đề: Theo đuổi ước mơ
Câu 2:Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Tự tình”(II) của nhà thơ Hồ Xuân Hương
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 - Trường PT DTNT THPT Bình Phước (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 - Trường PT DTNT THPT Bình Phước (Có đáp án và thang điểm)
TDTNT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I THPT BÌNH PHƯỚC Năm học:2020 - 2021 ĐỀ 2 Môn : Ngữ văn 10 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 10 (ĐỀ 2) (Gồm 03 trang.) I.Hướng dẫn chung: -Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm . -Giám khảo cần chủ động , linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá đúng năng lực học sinh; khuyến khích những bài có tính sáng tạo. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I 1 -Phương thức biểu đạt tự sự 0,5 2 -“Chiếc lá vàng”:Những người đi trước, thế hệ trước (đã sống đẹp, sống có ý nghĩa) -“Lộc non”:Thế hệ sau (Thế hệ tương lai tiếp nối những người đi trước) -Tác dụng của phép tu từ ẩn dụ: Những người đi trước, thế hệ trước đã sống đẹp, sống có ý nghĩa sẽ sẵn sàng nhường bước cho thế hệ sau ,thế hệ tương lai 0,5 3 -Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, tạo cơ hội, niềm vui cho người khác sống đẹp , sống có ý nghĩa 1,0 II 1 Viết 01 đoạn văn khoảng 150 chữ với chủ đề: Sống đẹp, sống có ý nghĩa 2,0 a.Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng các thao tác giải thích , phân tích , chứng minh, bình luận để trình bày theo định hướng sau: - Sống đẹp, sống có ý nghĩa là gì? -Thế nào là người sống đẹp, sống có ý nghĩa? (dẫn chứng) -Tại sao phải sống đẹp, sống có ý nghĩa? - Phê phán sự ích kỉ, vô cảm - Giá trị của việc sống đẹp, sống có ý nghĩa? 1,0 d.Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25 e.Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 2 Đề : Nhập vai nhân vật Mị Châu kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” 6,0 a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Có đầy đủ mở bài, thân bài , kết bài.Mở bài giới thiệu được câu chuyện và nhân vật kể chuyện; Thân bài triển khai sự việc, chi tiết tiêu biểu ; kết bài khái được bài học từ nhân vật kể chuyện 0,5 b.Xác định đúng vấn đề tự sự: Nhân vật Mị Châu kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” 0,5 c. Triển khai các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự: Vận dụng tốt kĩ năng làm văn tự sự; Học sinh có thể sắp xếp các sự việc chính trong bài văn tự sự như sau: - Giới thiệu câu chuyện, nhân vật kể chuyện,chọn ngôi kể phù hợp - Các sự việc chính: +An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây đến đâu lở đến đó. + Rùa Vàng giúp, thành xây nửa tháng là xong. + Rùa Vàng ở lại 3 năm. Trước khi về, Rùa Vàng đã cho An Dương Vương móng vuốt để làm nỏ thần. + Quân Triệu Đà sang xâm lược. Nhờ có thành cao, hào sâu,nỏ thần, An Dương Vương đã đánh bại quân Triệu Đà. + Triệu Đà sang cầu hòa, An Dương Vương gả Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy, cho Trọng Thủy ở rể trong Loa Thành. + Mị Châu choTrọng Thủy xem trộm nỏ thần. Trọng Thủy tráo nỏ thần rồi xin phép về thăm cha.Lúc chia tay,Trọng Thủy hỏi Mị Châu: “Sau này hai nước thất hòa, lấy gì làm dấu?”. Mị Châu trả lời: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng, đi tới đâu sẽ rắc ở ngã ba đường làm dấu”. - Triệu Đà đưa quân sang đánh Âu Lạc . An Dương Vương cậy có nỏ thần nên điềm nhiên ngồi đánh cờ .Quân Đà đã tiến sát chân thành, An Dương Vương phát hiện nỏ thần đã bị tráo nên đặt Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. -Mị Châu rắc lông ngỗng làm dấu . Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đuổi theo. An Dương Vương chạy tới bờ biển thì cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên bảo Mị Châu là giặc. -An Dương Vương tuốt gươm chém Mị Châu. An Dương Vương cùng Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển. Máu Mị Châu trai sò ăn được biến thành hạt châu. -Quân Đà kéo đến, Trọng Thủy ôm xác Mị Châu về Loa Thành. Xác Mị Châu hóa thành ngọc thạch - Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu khôn nguôi, khi tắm thấy bóng dáng Mị Châu dưới giếng nên lao đầu xuống giếng mà chết -Ngọc ở biển đông mang rửa nước giếng ở Loa Thành thì ngọc trong sáng thêm - Bài học đắt giá về tinh thần cảnh giác, xử lí đúng đắn các mối quan hệ g...t; gợi buồn, gợi sự thao thức +Đảo ngữ “Trơ cái hồng nhan với nước non” + “Trơ”:trơ trọi, lẻ loi, cô đơn + Nhịp 1/3/3 ->nhấn mạnh nỗi cô đơn , buồn tủi, bẽ bàng của người phụ nữ Hai câu thơ khắc họa hình ảnh người phụ nữ đẹp thao thức, cô đơn , buồn tủi trong đêm vắng C3 - 4: + Người phụ nữ tìm quên nỗi buồn, nỗi cô đơn trong chén rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng buồn, càng cô đơn, càng xót xa, cay đắng + Hình ảnh “ trăng bóng xế” “trăng khuyết” biểu tượng cho tuổi xuân trôi, nhan sắc phai, hạnh phúc không trọn vẹn Hai câu thơ là nỗi chán chường, đau đớn,ê chề của người phụ nữ khát khao hp nhưng không được hp trọn vẹn C5- 6: +NT đảo ngữ +Động từ mạnh, gợi cảm “xiên ngang’, “đâm toạc” +Từ ngữ giàu tính tạo hình Thiên nhiên dữ dội, đầy sức sống -> Thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của HXH: bực bội, muốn tung phá, không cam chịu, thách thức số phận C7- 8: +“Ngán”: chán,buồn +Từ “Xuân” lặp lại 2 lần : Mùa xuân đi- mùa xuân sẽ về.Tuổi xuân đi –tuổi xuân không về + “lại lại” đặt cuối dòng thơ tạo âm hưởng nặng nề ->Con người buồn , chán vì không có hp, không có mùa xuân + “Mảnh tình” – nhỏ, ít; bị san sẻ -chỉ còn lại “ tí con con” ->Lời thơ ngậm ngùi, xót xa, ngán ngẩm; bộc lộ trọn vẹn nỗi buồn đau, cháy bỏng khát khao hp của người phụ nữ chịu thân phận làm lẽ -Đặc sắc về nghệ thuật :Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo; sắc nhọn;tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca 3,0 d.Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ về nội dung và nghệ thuật tác phẩm 0,5 e.Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Tổng điểm 10,0 TRƯỜNG PTDTNT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I THPT BÌNH PHƯỚC Năm học:2020 - 2021 ĐỀ 3 Môn : Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “ Con gà cục tác lá chanh” Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa” ( Trích“ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương) 1.Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?(0,5 điểm 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm) 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? (Chú ý các dòng thơ được in đậm) (1,0 điểm) 4. Khổ thơ nào gợi cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? (1,0 điểm ) II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1:Nghị luận xã hội (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (Khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về Tình mẫu tử Câu 2:Nghị luận văn học (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Trần Tế Xương -----HẾT---- TRƯỜNG PTDTNT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I THPT BÌNH PHƯỚC Năm học:2020 - 2021 ĐỀ 3 Môn : Ngữ văn 11 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 (ĐỀ 3) (Gồm 03 trang.) I.Hướng dẫn chung: -Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm . -Giám khảo cần chủ động , linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá đúng năng lực học sinh; khuyến khích những bài có tính sáng tạo. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Thể thơ tự do 0,5 2 - Phương thức biểu cảm 0,5 3 – Biện pháp tu từ: + Nhân hóa ( thời gian chạy qua tóc mẹ) + Đối (lưng mẹ còng xuống- con thêm cao) -Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con với mẹ. 0,5 0,5 4 - HS trả lời theo yêu cầu. Nội dung câu trả lời phải rõ ràng, hợp lí (ấn tượng về lời ru, về công lao của mẹ, thể hiện sự biết ơn, tình thương với mẹ) 1,0 II 1 Viết 01 đoạn văn khoảng 150 chữ với chủ đề: Theo đuổi ước mơ 2,0 a.Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng các thao tác giải thích , phân tích , chứng minh, bình luận để trình bày theo định hướng sau: -Tình mẫu tử là gì? -Công sinh thành dưỡng dục của mẹ? -Tình thương của mẹ dành cho con? -Vai trò của mẹ? Đạo làm con? 1,0 d.Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25 e.Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 2 Đề : Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Trần Tế Xương 5,0 a.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài , kết bài.Mở bài giới thiệu được tác giả , tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Thương vợ” ; Kết bài khái được nội dung nghị luận về bài thơ 0,5 b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp bài thơ của nhà thơ Trần Tế Xương 0,5 c
File đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_1011_nam_hoc_20.docx