Đề cương môn Ngữ văn 8 - Chyên đề: Văn tự sự

Trong bài văn tự sự, yếu tố tự sự đóng vai trò nòng cốt, là nền tảng cấu trúc nên bài văn, còn miêu tả có nhiệm vụ bổ sung để làm nổi bật thêm chi tiết tự sự. Và nói đến văn tự sự, người ta nhắc đến 3 yếu tố.

Yếu tố quan trọng đầu tiên là nhân vật. Câu chuyện tự sự phải kể về một nhân vật nào đó và họ phải gây được ấn tượng với người đọc. Điều này có thể biểu hiện trong lời nói hoặc hành động. Có nhân vật được nhớ bởi tên gọi, ngoại hình và cũng có người lại cuốn hút bởi những thói quen khác lạ

 

doc 27 trang trandan 10/10/2022 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môn Ngữ văn 8 - Chyên đề: Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môn Ngữ văn 8 - Chyên đề: Văn tự sự

Đề cương môn Ngữ văn 8 - Chyên đề: Văn tự sự
đọc hình dung được rõ nét về đối tượng. 
Yếu tố tiếp theo phải kể đến trong bài văn tự sự kết hợp với miêu tả là cốt truyện. Dù mỗi học sinh có cách trình bày cốt truyện khác nhau nhưng trước hết học sinh cần giới thiệu hoàn cảnh diễn ra sự việc, các nhân vật tham gia, diễn biến câu chuyện (sự kiện mở đầu, sự kiện tiếp diễn phát triển câu chuyện và kết thúc). Cốt truyện học sinh đưa ra phải hợp lý và logic, các hành động của nhân vật phải phù hợp với tính cách của họ. Ngoài ra, để bài viết hấp dẫn người đọc, học sinh có thể đưa thêm vào tình tiết bất ngờ vào cuối câu chuyện. 
Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu để có bài viết hay là câu chuyện ấy phải mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bài văn nên hướng con người ta đến với tình cảm cao đẹp, cách ứng xử cao thượng giữa con người với con người trong cuộc sống. Sau khi câu chuyện kết thúc, người đọc, người nghe tự mình rút ra được bài học thấm thía, chiêm nghiệm điều gì đó về cuộc đời. Có thể nói, mỗi câu chuyện học sinh viết ra là một sự khám phá về hiện thực cuộc sống. Bằng chính những suy nghĩ rất riêng của bản thân mình, học sinh lớp 8 có thể trình bày những quan điểm mang màu sắc riêng mà đôi khi góc nhìn của người lớn vốn đã bị đóng khung, rập theo khuôn mẫu chung của xã hội.
1.Ngôi kể trong văn tự sự.
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Khi gọi các nhân vật bằng các tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Khi tự xưng là tôi kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết phải là chính tác giả...
2. Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	* Bước 1 : Xác định sự việc chọn kể.
	* Bước 2 : Chọn ngôi kể cho câu chuyện :
	- Ngôi mấy?
	- Xưng là:
	* Bước 3: Xác định trình tự kể:
	- Bắt đầu từ đâu ? diễn ra thế nào? Kết thúc ra sao ?
	* Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết( bao nhiêu ? ở vị trí nào trong truyện ?)
	* Bước 5 : Viết thành văn bản.
3. Dàn ý:
	* Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
	* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
	( Sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc đỉnh điểm, sự việc kết thúc)
	( Trong khi kể, chú ý kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả).
	* Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể.
B, Cách làm các dạng văn bài văn tự sự.
Đề 1.
 Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên 
* Dàn ý.
a. Mở bài.
- Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày khai trường đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
b. Thân bài.
- Đêm trước ngày khai trường.
+ Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới.
+ Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường.
- Trên đường đến trường.
+ Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn thấy cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu( bầu trời, mặt dất, con đường, cây cối, chim muông...)
+ Thấy ngôi trường thật đồ sộ, còn mình thì quá nhỏ bé.
+ Ngại ngùng trước chỗ đông người.
+ Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút.
- Lúc dự lễ khai trường.
+ Tiếng trống vang lên giòn giã, thúc giục.
+ Lần đầu tiên trong đời, em được dự một buổi lễ long trọng và trang ngghiêm như thế.
+ Ngỡ ngàng và lạ lùng trước khung cảnh ấy.
+ Vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một.
+ Rụt rè làm quen với các bạn mới.
c. Kết bài.
- Cảm xúc của em: Cảm thấy mình đã lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.
Đề 2 .
Người ấy (bạn, mẹ , thầy...)sống mãi trong lòng tôi 
(Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.)
Mở bài: + Dẫn dắt về tình bạn.
 + Giới thiệu người bạn của mình là ai...n bên mâm cơm; cảm giác, cảm xúc của người viết.
- Sau bữa cơm: bên bàn nước, câu chuyện lại tiếp tục; sự quan tâm đến nhau của mọi người, những câu chuyện vui, dí dỏm, hài hước.
- Khép lại một buổi tối trong gia đình, ấn tượng còn đọng lại.
Đề 5 . Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Dàn ý :
a) Yêu cầu chung về kĩ năng làm bài
- Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết có bố cục ba phần.
b) Yêu cầu về nôi dung kiến thức 
Mở bài
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường,... "
- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.
Thân bài
Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học
- Chộn rộn, háo hức đến lạ.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sẵn sàng cho ngày mai đi học.
- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.
- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?
a. Ngày dầu tiên đến trường.
Trên đường đến trường
- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.
- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức tràn đầy niềm vui.
- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm
- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.
b.Khi tới trường
Đứng trước cổng trường: Cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.
Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.
- Bước vào sân trường: Sân trường thật rộng lớn, từng dãy phòng học khang
trang, đẹp đẽ khiến tôi thật thích thú.
- Xếp hàng: Mẹ buông tay tôi và bảo tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự
điều động của nhà trường.
- Cảm xúc của tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sợ mẹ sẽ bỏ mình, bấu
víu lấy áo mẹ không rời,...
- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.
c. Trong giờ học
- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vẫn cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.
- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.
- Phòng học đẹp là vì: Sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.
- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.
- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.
- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!
Giờ ra về
- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.
- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.
- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể
mẹ nghe mọi việc.
- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.
III. Kết bài
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.
- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.
Đề 6 . Em hãy kể lại một kỉ niệm với thầy, cô, bạn bè dưới mái trường thân yêu mà em đang học tập.
I – Tìm hiểu đề:
– Thể loại: Tự sự (kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).
– Nội dung: Kể lại một kỉ niệm (câu chuyện) đáng nhớ nhất giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
– Hình thức: Bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Yêu cầu:
+ Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết.
+ Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.
+ Cần trả lời được các câu hỏi sau:
– Đó là kỉ niệm gì?
– Xảy ra vào thời điểm nào?
– Diễn biến của câu chuyện như thế nào?
– Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?
* Chú ý:
– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.
– Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, cảm xúc của mình khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình cảm thầy trò.
– Khi kể, cũng cần kết hợp với các yếu tố miêu tả (hình dáng, trang phục, giọng nói), yếu tố biểu cảm để bài văn sinh động hơn.
II – Dàn ý:
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như t...n mới mau khỏi.
- Tôi hốt hoảng, lo lắng cho nó. Thế rồi, nó cũng khỏe mạnh trở lại. Tôi rất mừng vì điều đó.
- Tôi hối hận rất nhiều, tự trách mình vì đã làm tổn hại đến một loài vật bé nhỏ, đáng thương. Tự hứa với bản thân sẽ luôn yêu thương, quan tâm đến nó nhiều hơn.
2. Cảm nhận về CON MÈO
- Chú mèo là một con vật dễ thương, ngoan ngoãn.
- Đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thương nó như ngày đầu đem về nuôi.
III. KẾT BÀI
- Chú mèo là một người bạn thân thương của tôi.
- Tôi hứa rằng tôi và nó sẽ luôn là đôi bạn thân của nhau.
Đề 8 . Hãy kể lại một lần em mắc khuyết điểm với thầy cô giáo.
DÀN Ý CHI TIẾT
Lấy ví dụ là QUAY CÓP TRONG GIỜ KIẾM TRA
Dàn ý 1:
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
1. Trong giờ kiểm tra
- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.
- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.
- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
Dàn ý 2:
Mở bài:
Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài đề kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.
Thân bài:
1/ Sự việc mở đầu:
- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.
2/ Sự việc diễn biến:
- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
- Tôi bị bố mắng: Đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.
- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.
3/ Sự việc kết thúc:
- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.
Kết bài:
- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.
Đề 9 . Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn “lão Hạc” của Nam Cao, em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào?
Hướng dẫn:
Kể lại việc lão Hạc đã bán con vàng như thế nào, chứ không phải chép lại đoạn văn trong truyện ngắn của Nam Cao.
- Người kể phải ở ngôi thứ nhất, số ít, xưng “t

File đính kèm:

  • docde_cuong_mon_ngu_van_8_chyen_de_van_tu_su.doc