Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu

1, Tác giả:

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

 

doc 39 trang trandan 10/10/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu
tích
- PTBĐ: Tự sự
- Ngôi kể: thứ 3
c. Bố cục: 
 Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét
- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực
- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
** Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn...rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây... diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười.
d. Giá trị nghệ thuật:  Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.
e. Giá trị nội dung:   Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?
Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa- diêm trong đoạn trích “ Cô bé bán diêm”
Câu 4: Cho câu chủ đề: "đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn An-dec-xen đối với một em bé bất hạnh, viết một đoạn văn dến dịch khoảng 8 câu làm rõ ý diễn dịch của câu chủ đề trên.
Gợi ý: 
Câu 1:
 - Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen
- Phương thức biểu đạt chính : tự sự
Câu 2:
 *Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho
Câu 1( Họ đã về chầu thượng đế.): Dùng cách nói giảm, nói tránh.
Câu 2( Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa): Không dùng cách nói giảm nói tránh
*Hiệu quả của cách viết đó:
- Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhành, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn.
- Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi
Câu 3: 
- Đọc truyện “ Cô bé bán diêm”, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuỏi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống rong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngô sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế.
 - Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.
Câu 4: 
** Câu mở đoạn( Câu chủ đề) là c...........................trong đêm giao thừa.”
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? 
Hãy chỉ ra và phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.....niềm vui đầu năm”
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? 
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên” trong đoạn trích?
Câu 4: Tìm câu ghép trong đoạn trích? Phân tích cấu tạo? Nêu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép?
Câu 5: “Cái kì diệu mà em đã trông thấy” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 6: Viết đoạn văn tóm tắt đoạn trích Cô bé bán diêm của An-đéc-xen từ bảy đến mười câu. Truyện kết thúc như thế nào ? Kết thúc đó có ý nghĩa gì ?
Câu 7 : Em cảm nhận được tình cảm gì của nhà văn dành cho cô bé bán diêm?
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen
Câu 2: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
Câu 3: Các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên”: tuyết, trời, mặt đất, mặt trời, bầu trời.
Câu 4: Sáng hôm sau, tuyết // vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời // lên, trong
 CN1 VN1 CN2 VN2
 sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.( quan hệ đối lập)
Câu 5: Cái kì diệu được nói đến đó là: 
- Lò sưởi bằng sắt ấm áp.
- Bàn ăn thịnh soạn, con ngỗng quay đang tiến về phía mình.
- Cây thông nô-en lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến rực rỡ.
- Bà đang mỉm cười với em, hai bà cháu bay lên cao mãi.
Câu 6: - Tóm tắt:
	+ Cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố. 
	+ Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng của cô: năm lần cô bé quẹt diêm, mộng tưởng hiện ra rồi lại trở về thực tại (kể ngắn gọn các mộng tưởng và thực tại ấy).
	+ Cô bé chết tron sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. 
	- Truyện kết thúc: Cô bé chết vì đói và rét nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười. Mọi người vẫn thờ ơ, lạnh lùng với em như khi em còn sống. 
	Ý nghĩa: Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn với em bé và thái độ lên án xã hội đồng tiền.
Câu 7: Tình cảm của nhà văn dành cho cô bé bán diêm là tình thương cảm, lòng nhân đọa, sự cảm thông.
B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
Đề bài: Phân tích truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen.
Lập dàn bài: 
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu văn bản.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
Tham khảo: 
An- đéc- xen là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. Văn bản “ Cô bé bán diêm” là một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.
II. Thân bài
Luận điểm 1: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét
- Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố
- Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà
- Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống
⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét
- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét
- Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt
+ Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần
+ Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm
⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc
Luận điểm 2: Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại
- Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.
- Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp
+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm
+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ
+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình
+ Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà
+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế
⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn
Luận điểm 3: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em
⇒ M...c bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. 
Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. 
e. Giá trị nội dung:  Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn -xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn-xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ-men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời. 
Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thổ tạo ra. Chiếc lá - một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của nghệ sĩ già đến với cuộc đời này. 
Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó, nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người. 
Ý nghĩa nhan đề: Đó là chiếc lá thường xuân sinh động như thật do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh
Đó là một tác phẩm nghệ thuật bởi một người nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng. 
Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm văn học - là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. 
Ta có thể nhận thấy "Chiếc lá cuối cùng" là một tiêu đề vô cùng ấn tượng, nó để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người đọc. Đây cũng là hình ảnh thể hiện chủ đề của chuyện, gắn liền với diễn biến tâm trạng của cả ba nhân vật. 
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chị có chuyện này ...đã rụng”.
Câu 1: Cho biết nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là ai?
Câu 2: Tìm một từ tượng hình có trong đoạn trích và nêu tác dụng?
Câu 3: Hãy chỉ ra một trợ từ, thán từ có trong đoạn trích?
Câu 4: Trong đoạn trích trên, nhà văn đã bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Em hãy hình dung và kể lại sự việc đó bằng một vài câu văn.
Câu 5: Xiu cho rằng chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác, em có đồng ý không? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về điều ấy?
Gợi ý:
Câu 1: Nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là Xiu và Giôn-xi.
Câu 2: Tìm một từ tượng hình : rung rinh-> Cho thấy một sự chuyển động nhẹ của một vật nào đó.
Câu 3: Một trợ từ: Cụ ốm chỉ có hai ngày. 
Thán từ : Ồ, em thân yêu.
Câu 4: Tối hôm đó là một đêm mưa to, gió lớn, cụ Bơ-men mang theo những thứ cần thiết để vẽ bức vẽ của mình. Mặc dù phải vẽ trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng cụ vẫn cố gắng để hoàn thành bức tranh. Cụ tỉ mỉ vẽ từng chi tiết một và cuối cùng trên bức tường đối diện với cưả sổ phòng Giôn-xi bức vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng cũng hoàn thành. Cụ trở về nhà trong bộ quần áo mưa ướt sũng. Cụ lên giường và thiếp đi. Tài liệu Thu Nguyễn
Câu 5: Tôi đồng ý với ý kiến của Xiu khi cô cho rằng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men. Chiếc lá mà cụ đã vẽ rất sinh động và nó hoàn toàn giống như một chiếc lá thật. Chiếc lá đó không được vẽ trong một căn phòng có đầy đủ tiện nghi hay đơn thuần là trong điều kiện tốt mà là trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt- trong một đêm mưa gió rất khó khăn. Không những thế, kiệt tác ấy còn được vẽ bởi một người có tấm lòng cao thượng, hi sinh và lao động đến quên bản thân mình. Nó được Xiu coi như một kiệt tác. Có lẽ cũng bởi vì chính chiếc lá đó đã đem lại niềm tin cho Giôn- Xi. Chiếc lá như có một sức mạnh tiềm tàng tiếp thêm nghị lực về sự sống cho cô gái trẻ. Đối với tôi, chiếc lá như thay mặt cho cụ Bơ-men trao niềm tin cho Giôn- xi.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)
Câu 1: Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?
Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
Câu 3: Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạn trích trên vẽ có xứng đáng là một kiệt tác không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả?
Câu 4

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_1_mon_ngu_van_8_chuyen_de_truyen_nuoc.doc