Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Thu

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 )

- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.

- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

2. Văn bản:

a. Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác năm 1936, đăng trên tạp chí Tinh Hoa.

b. Thể thơ và phương thức biểu đạt:

- Thể thơ: Năm chữ.

- Phương thức biểu đạt : biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.

c. Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Ông đồ thời vàng son (Hai khổ thơ đầu)

+ Phần 2: Ông đồ thời thất thế (Hai khổ thơ tiếp theo)

+ Phần 3: Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ ( Khổ thơ cuối)

 

doc 16 trang trandan 10/10/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Thu

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Thu
h phục thử thách.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ?
**Mở đoạn( câu chủ đề): Gới thiêu tác giả, văn bản, nội dung đoạn trích.
Tham khảo: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh được ông sáng tác trong thời gian bị tù đầy ngoài Côn Lôn đã rất thành công trong việc thể hiện hình ảnh người tù cách mạng với vẻ đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.
**Thân đoạn: Hình ảnh người tù hiện lên qua 2 phương diện:
- Tư thế (4 câu đầu): Tư thế con người làm chủ thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên 
+ Tư thế của một đấng nam nhi, không phỉa sóng trong cảnh “vợ bìu con ríu” hoặc khom lưng quì gối ở chốn quan trường mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, một nhà từ, một địa ngục.
+ Đầu/ đội trời, chân/ đạp đất, tai nghe/ sóng vỗ suốt đêm.( Câu ghép có 3 vế chỉ quan hệ tăng tiến)
+ Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình “Lừng lẫy làm cho lở núi non.”
+ Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng, hiên ngang.
- Ý chí( 4 câu cuối): Ý chí kiên cường, không chịu khuất phục hoàn cảnh và niềm tin sắt son vào sự nghiệp của mình.
+ Tác giả đã sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “ Tháng ngày” chỉ thười gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “ mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình đầy đọa. “ Thân sành sỏi”, “ dạ sắt son” laf hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước, với dân của một đấng nam nhi có chí lớn.
+ Tác giả đã mượn sự tích “ vá trời” của bà nữ Oa để nói lên ý chí lớn làm cách mạng, cứu nước, cứu dân.
**Câu kết( 1 câu): Khẳng định lại một lần nữa hình ảnh người tù cách mạng.
Tham khảo: Có thể nói, với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với những hình ảnh tượng trưng và các ẩn dụ đặc sắc bài thơ đã khắc họa sâu sắc vẻ đẹp của người tù cách mạng hiên ngang, lạc quan, một tấm lòng thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ. Tài liệu Thu Nguyễn
B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN
ĐỀ BÀI: Phân tích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh.
Lập dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về Phan Châu Trinh
- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và nội dung chính của bài thơ: sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo, thể hiện rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của tác giả
II. Thân bài
1. Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ
- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh ⇒ Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo Tài liệu Thu Nguyễn
- “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương
+ “lở núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể”: điểm xuất phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng.
+ Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường
⇒ Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm ⇒ Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường
2. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ
- Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng
⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ
- Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng.
- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”
⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình Tài liệu Thu Nguyễn
III. Kết bài
- Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm
- Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8_nguyen_thi_thu.doc