Đề khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo đoạn trích, tác giả cho rằng lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp điều gì?

Câu 3: Chỉ ra điểm khác biệt của suy nghĩ tiêu cực và tích cực trong đoạn trích.

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Những suy nghĩ tích cực được ươm mầm trong tâm hồn ta sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở và đưa ta đến một cuộc sống tươi đẹp”.Vì sao?

 

doc 6 trang trandan 9540
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
a thể hiện được hết vẻ đẹp, tư thế hùng dũng của tráng sĩ, câu thơ trong nguyên tác dựng lên hình ảnh tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ đất nước (Hoành sóc). Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang, lẫm liệt, có tầm vóc lớn lao ngang tầm vũ trụ, vẻ đẹp kì vĩ như át cả không gian bao la, rộng lớn của vũ trụ. Hình ảnh con người kì vĩ nổi bật trong không gian, thời gian kì vĩ, không gian như được mở rộng theo chiều rộng của núi sông, thời gian được trải dài cùng chiều dài của lịch sử “kháp kỉ thu”.
 + Câu thơ thứ hai hiện lên hình ảnh của “ ba quân” : “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” Là hình ảnh quân đội nhà Trần sục sôi khí thế quyết chiến, quyết thắng - tượng trưng cho sức mạnh dân tộc. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh rất tài tình, đã làm nổi bật khí thế mạnh ngút trời có thể lấn át cả sao Ngưu, có thể nuốt trôi cả trâu, câu thơ vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của “ba quân” vừa hướng tới khái quát hóa sức mạnh tinh thần của quân đội nhà Trần. 
-> Như vậy, ở hai câu thơ đầu hình ảnh tráng sĩ lồng vào hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, vẻ đẹp kì vĩ của con người và khí thế hào hùng của thời đại gợi ra hào khí dân tộc thời Trần -“hào khí Đông A”.
- Hai câu cuối: Khát vọng hào hùng của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão:
 + Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, đã là nam nhi thì phải có được công danh, sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho đời. “Chí nam nhi” được nói đến ở đây cũng chính là chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực, quan niệm lập công danh đã trở thành lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến: lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm cho muôn đời. 
+“Chí làm trai” cỗ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ để sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao - sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Đó không chỉ là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân mà là “nợ công danh” - một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.
 +Bằng cách gợi dẫn hình ảnh “Vũ Hầu”, tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài - đức lớn lao ấy vì mình vẫn chưa trả được nợ công danh cho đất nước, cho đời. Cái “thẹn” đầy khiêm tốn và cao cả, cái thẹn làm nổi bật cái tâm trong sáng và chân thành của người anh hùng Phạm Ngũ Lão. 
 ->Hai câu cuối là khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” và cũng chính là khát vọng lớn lao, hào hùng muốn được đem tài trí “tận trung báo quốc” - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
1.0
1.0
c. Đánh giá
1.0
* Nội dung
- Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp của con người thời Trần có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. Bài thơ đã thể hiện thành công lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. Đây mãi là khúc tráng ca của các anh hùng đời Trần, khúc ca mang âm hưởng “hào khí Đông - A”. 
* Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện tầm vóc, chí hướng của người anh hùng và khí thế hào hùng của thời đại.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
0.25
0.25
* Suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay: Từ vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng được thể hiện trong bài thơ, đã góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay:
- Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới cần phải sống có mục đích cao đẹp, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn...
-  Thanh thiếu niên, học sinh: Hãy học tập để có được tri thức vì “tri thức là sức mạnh”. 
- Phê phán lối sống hèn nhát, không có lí tưởng, không có mục đích, không có trách nhiệm; sống thực dụng, tầm thường...
0.5
2.4
 Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
2.5
 Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM
10.0
-------- Hết--------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_cac_mon_theo_khoi_thi_dai_hoc_mon_ngu.doc