Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu”?

 

docx 4 trang trandan 06/10/2022 4780
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)
ũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...
(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý -
THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu”?
Câu 3 (0.5 điểm). Theo tác giả, những thách thức mà học sinh phải đối mặt ở thế kỉ 21 là gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng “Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người”?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần làm gì để “ đối mặt với một thế giới đầy biến động”.
 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
Câu 2 (5.0 điểm)
 Tâm sự của Hồ xuân Hương qua bài thơ “Tự Tình” (II).
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN VĂN 11
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0.5
2
Biện pháp tu từ nghệ thuật:
 + Điệp từ: “Dũng cảm” (0,25đ)
 + Liệt kê các vấn đề cần thay đổi: Thừa nhận, học hỏi, tìm giải pháp, cách thức, đối đầu (0,25đ)
Hiệu quả nghệ thuật:
 + Tạo cho câu văn nhịp nhàng, cân đối, hài hòa (0,25đ)
 + Nhấn mạnh, cụ thể hóa những vấn đề mà học sinh cần dũng cảm để đối diện thay đổi. (0,25đ)
1.0
3
Những thách thức mà học sinh phải đối mặt:
Những biến đổi khí hậu bất thường
Nguồn tài nguyên đang cạn kiệt
Môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá
Định hướng nghề nghiệp hôm nay chưa chắc tồn tại ở ngày mai
Có thể tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0
(Lưu ý: + Thí sinh nêu được 2 ý: Cho 0,25đ
 + Thí sinh có thể chỉ trả lời được 4 ý đầu: Vẫn cho điểm tối đa)
0.5
4
 Học sinh trình bày theo quan điểm của mình. Sau đây là định hướng:
- Dũng cảm mới chủ động, tích cực thay đổi bản thân, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thử thách (0,5)
- Dũng cảm sẽ giúp ta dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực, góp phần tạo nên những thay đổi tốt đẹp hơn cho mình và cho xã hội (0,5)
(Lưu ý: Nếu thí sinh lý giải khác mà hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa)
1.0
II
1
LÀM VĂN
7.0
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về vấn đề cần làm gì để “đối mặt với một thế giới đầy biến động”
2.0
Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành 
0.25
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 
Những việc cần làm để “đối mặt với một thế giới đầy biến động”
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần nêu được những việc cần làm khi đối mặt với thế giới đầy biến động
Có thể theo hướng: 
* Học sinh cần:
- Trau dồi phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách
- Tích lũy tri thức (đặc biệt chú trọng tiếp thu KHKT tiên tiến, ngoại ngữ và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn đất nước)
- Rèn kĩ năng sống (năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, có bản lĩnh không ngại khó, sợ khổ, có trách nhiệm, có vốn sống v.v)
- Tích cực rèn luyện để có sức khỏe tốt
(Có dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, thuyết phục) 
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
0.25
(Lưu ý: Nếu học sinh viết thành bài văn hoặc có xuống dòng thì chỉ cho tối đa 0.75đ)
2
Tâm sự của Hồ Xuân Hương qua bài thơ “ Tự Tình”( II)
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam.docx