Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, mơ ước khiến chúng ta trở nên như thế nào?

Câu 3. Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ

của tỷ phú Bill Gates có tác dụng gì?

pdf 2 trang trandan 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định

Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định
giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những 
giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”. 
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được 
đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.” 
 (Trích Quà tặng cuộc sống, Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch 
 NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo tác giả, mơ ước khiến chúng ta trở nên như thế nào? 
Câu 3. Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ 
của tỷ phú Bill Gates có tác dụng gì? 
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành 
động và nỗ lực thực hiện ước mơ” hay không? Vì sao? 
Phần II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) 
trình bày suy nghĩ về vai trò của mơ ước trong cuộc đời mỗi người. 
Câu 2 (5.0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về cảnh chị em Liên đợi tàu trong đoạn trích sau: 
 “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút 
nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt đi 
ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như 
mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói 
thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động 
cuối cùng của đêm khuya. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Trang 2/2 
 An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: 
- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé. 
- Ừ, em cứ ngủ đi. 
Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên 
không động đậy. Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới 
mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng 
từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. 
 [] Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng 
dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng 
trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa 
kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai 
chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất 
sau rặng tre. 
 - Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ. 
 Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng 
người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa 
xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. 
Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của 
bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh 
mang và yên lặng.” 
 (Trích Hai đứa trẻ, Thạch Lam, 
 Ngữ văn 11 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 99-100) 
-------------HẾT------------- 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2.pdf
  • pdfHDC_Ngữ văn 11.pdf