Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao trên.

Câu 2. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là ai?

Câu 3. . Bài ca dao trên thuộc chủ đề gì?

 Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu sau:

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

 

docx 5 trang trandan 06/10/2022 5260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
hận người phụ nữ trong xã hội cũ?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Phiên âm:
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
 Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. 
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
 ( Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
----------------HẾT --------------
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm . trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Thể thơ: lục bát
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm.
0,5
2
Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là: chàng trai và cô gái
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời “chàng trai” hoặc “cô gái”: 0,25 điểm.
0,5
3
Bài ca dao trên thuộc chủ đề: ca dao than thân
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
-. Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm
0,5
4
- Phép tu từ sử dụng trong 2 câu ca dao: so sánh:
Em đã có chồng: Như chim vào lồng, như cá cắn câu
- Tác dụng
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm
+ Diễn tả về thực tại trói buộc,không thể thay đổi, không thể thoát ra của cô gái khi đã có chồng
+ Thể hiện tâm trạng xót xa, bất lực của cô gái trước thực tại bế tắc đó
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 02,5 điểm
0,75
5
Tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao trên: buồn đau, tiếc nuối, xót xa khi cô gái đã có chồng
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời 1 trong 03 ý của đáp án: 02,5 điểm
0,75
6
- Số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ: không tự quyết định được số phận của mình, bị phụ thuộc vào người khác, bị ràng buộc khắt khe trong trong những luật lệ của chế độ cũ.
Hướng dẫn chấm: 
- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.
- Trình bày chung chung: 0,5 điểm-0,75 điểm.
- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão 
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão, tác phẩm Tỏ lòng.
Hướng dẫn chấm: 
- Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm
- Giới thiệu tác phẩm: 0.25 điểm
0,5
*Nội dung
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của người tráng sĩ và quân đội nhà Trần. 
+ Tráng sĩ với tư thế hiên ngang, sẵn sàng bảo vệ đất nước không biết mệt mỏi
+ Quân đội nhà Trần với khí thế hào hùng, mạnh mẽ
- Nỗi lòng của nhà thơ:
+ Khao khát lập thêm nhiều công danh cho đất nước
+ Hổ thẹn với những người tài giỏi à khao khát vươn lên, vẻ đẹp khiêm tốn 
* Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng; bút pháp so sánh, phóng đại; sử dụng điển cố điển tích; hình ảnh ước lệ
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm
2,5
|* Đánh giá:
Bài thơ thể hiện Hào khí Đông A và vẻ đẹp con người Phạm Ngũ Lão, vẻ đẹp của con người thời Trần
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng 

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_20.docx