Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Câu I (2 điểm)

Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

 

doc 7 trang trandan 06/10/2022 9320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)
đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu I (2 điểm) 
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 11
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm . trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh nêu được đúng thể thơ và tác dung: 1,0 điểm.
- Học sinh nêu được thể thơ: 0,5 điểm.
- Học sinh nêu được tác dụng nhưng chưa đầy đủ: 0,25 điểm.
0,5
0,5
2
- Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm 
0,5
3
- Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai. 
0,5
4
- Biện pháp tu từ : 
+ Liệt kê ( trang phục của cô gái );
+ Câu hỏi tu từ ( 4 câu ) : “Nào đâu cái yếmnái đen? ”;
+ Điệp ngữ : nào đâu.
- Học sinh nêu được 3 biện pháp tu từ trở lên: 1,0 điểm.
- Học sinh nêu được 2 chi tiết: 0,75 điểm.
- Học sinh nêu được 1 chi tiết: 0,5 điểm.
1,0
II
1
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: 
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được. 
- Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. 
- Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề: 
+ Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng).
+ Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
0,75
Hướng dẫn chấm: 
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý:Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm.
0,5
2
Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_20.doc