Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
Câu 3. Cảnh sống của nhà nho được th ể hiện trên những phương diện nào?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
chát chát chua chua, Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ. Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu, Khăn lau giắt đỏ lòm, giải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú. (Trích “Hàn nho phong vị phú”, Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học Việt Nam, 1983) Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? Câu 3. Cảnh sống của nhà nho được th ể hiện trên những phương diện nào? Câu 4. Nêu hiệu quả của nghệ thuật đối lập trong câu thơ “Bốn vách tường mo, Ba gian nhà cỏ. Đầu kèo mọt đục vẽ sao, Trước cửa nhện giăng màn gió. Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,” Câu 5. Anh/ chị hiểu thế nào về nội dung 2 câu thơ sau: “Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no, Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.” Câu 6. Nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích II. LÀM VĂN Cảm nhận của anh/ chị về 8 câu cuối bài ” Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” “Lòng này gửi gió đông có tiện ? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch, Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.88) KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thể loại văn bản: phú Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm. 0,5 2 Nhân vật trữ tình: tác giả và những nhà nho cùng thời Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án, hoặc “tác giả” Học sinh trả lời không đúng nhân vật “tác giả”: không cho điểm 0,5 3 Cảnh sống của nhà nho được thể hiện trên những phương diện: ăn, ở , mặc Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 2 yêu cầu: 0,25 điểm 0,5 4 Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối lập trong câu thơ: nhấn mạnh bên ngoài “hàn nho” có tất cả mà lại có rất nhiều( nhà ba gian, bốn vách tường, màn gió, vách ngăn..), nhưng thực chất lại chẳng có gì (nhà cỏ, lợp bằng mo cau, sân hoang, nắng rọi...) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 trong 2 ý của Đáp án: 0,5 điểm. 0,75 5 Nội dung 2 câu thơ: Cảnh nghèo và phong thái lạc quan yêu đời của " hàn nho", “hàn nho” ấy thực sự xem cảnh nghèo là phong vị của mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng nội dung:không cho điểm. 0,75 6 - Xót xa trước cảnh nghèo hèn, vừa như bỡn cợt, vừa lại rất “ngông”. - Vượt lên trên hoàn cảnh, tìm lẽ tự tại cho mình. - Quan niệm về thú vui sống, thanh thản, nhàn nhã của một nhà nho tài tử Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được tâm trạng của nhà thơ: 0,25 điểm - Học sinh trình bày, lí giải: + Trình bày thuyết phục: 0,75 điểm; + Trình bày chung chung:0,5 điểm; + Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận của anh/ chị về 8 câu cuối bài ” Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” “Lòng này gửi gió đông có tiện ? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch, Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.88) 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2.docx