Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Theo tác giả bài viết, vì sao “đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều nước”?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
rạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa - Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nước nhưng lại đặt trong sự chia lìa: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” - Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câu cuối cùng: Củi một cành khổ lạc mấy dòng + Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng. -> Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng nước mênh mang vô tận đã càng nhấn mạnh sự vô định, lạc lõng, bơ vơ hết sức tội nghiệp. +) Khổ 2: Bức tranh cồn bãi hoang vắng - Trên nền không gian dòng sông dài rộng không cùng và cổ kính lâu đời, nổi bật lên hình ảnh của cồn bãi: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu + Từ láy “lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, khiến cồn cát vốn đã nhỏ càng trở nên trống trải giữa mênh mang sông nước. + Từ láy “đìu hiu” gợi ra hình ảnh của ngọn gió lạnh vắng, hiu hắt. - Nhà thơ không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều + Âm thanh của tiếng chợ chiều dù là dấu hiệu của sự sống con người nhưng lại vào lúc đã vãn, gợi ra sự tàn tạ, chứa chất nỗi buồn. + Âm thanh ấy lại vẳng đến từ một không gian rất xa, càng trở nên nhỏ nhoi và buồn vắng, gọi cảm giác đây là chốn bị bỏ quên trên trái đất này. - Đến hai câu thơ cuối, cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu” + Hai cặp tiểu đối “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời rộng” đã tạo nên một bức tranh không gian ba chiều rất đặc sắc. + Xuất thần nhất là cụm từ “sâu chót vót”. => Giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng, nổi bật lên hình ảnh “bến cô liêu” nhỏ bé, lạc lõng đến tội nghiệp. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. 2,5 * Đánh giá: Hai khổ thơ đã mang đến một bức tranh thiên nhiên với không gian rợn ngợp, vắng lặng, đìu hiu. Cách cảm nhận thiên nhiên của Huy Cận thể hiện nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn, thấm đượm tình người, tình đời. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 0,5 Tổng điểm 10,0
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_20.docx