Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã rút ra kinh nghiệm gì ở bao lần thất bại?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ dại, khôn trong câu thơ: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần !

Câu 4. Anh/ chị hãy nhận xét về quan niệm Dậy mà đi! của tác giả qua bài thơ.

 

docx 17 trang trandan 06/10/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)
i khái quát được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm (0,25 điểm)
2,5
1,5
0,5
0,5
* Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế
* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng.
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
- Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình
- Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng -> Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả
=> Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ.
 Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn
+ Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian
+ Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ
- “nắng mới lên” : cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết
-> Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
- “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật
- sắc xanh "như ngọc" mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú.
=> Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.
* Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng.
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
- “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng.
-> Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn ngữ điêu luyện
- Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng
- Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...
=> Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích chi tiết, làm rõ bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế 2,0 điểm - 2,5 điểm
- Phân tích được bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế nhưng chưa thật chi tiết hoặc phân tích được biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng chưa làm rõ sự vận động tâm trạng: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa làm rõ bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế : 0,25 điểm - 0,75 điểm.
* Đánh giá:* Đánh giá khái quát chung về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Vị trí, liên hệ (nếu có)
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý trở lên: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng điểm
10,0
..........................Hết............................

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2.docx