Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

 Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

 Câu 2 (0,5 điểm): Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì?

 Câu 3 (1,0 điểm): Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?

 

doc 3 trang trandan 6840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)
t phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
 “Muối ba năm muối đang còn mặn.
 Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
 Đôi ta nghĩa nặng tình dày
 Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
 ------------------ HẾT----------------
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2020 – 2021
 MÔN: NGỮ VĂN 10
 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. 
ĐỌC HIỂU
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
0,5
2
Các hình ảnh trên diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.
0,5
3
Nỗi niềm của người con trong hai câu thơ cuối:
- Thương mẹ, xót xa vì mẹ phải chịu nhiều cơ cực, thiếu thốn.
- Sự day dứt, ân hận vì bản thân xông pha, gánh vác được nhiệm vụ to lớn mà không lo được cho mẹ cuộc sống đầy đủ, an yên lúc tuổi già.
1,0
II. LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (từ 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận từ 150 chữ, thí sinh có thể trình bày theo các diễn dịch, quy nạp, tổng –phân –hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: suy nghĩ về tình mẫu tử.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Thí sinh có thể viết theo nhiều cách, đảm bảo được các ý sau:
- Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng giữa người mẹ và đứa con của mình, biểu hiện ở sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc.
- Ý nghĩa của tình mẫu tử:
+ Giúp đời sống tinh thần của mỗi người được đầy đủ, phong phú và ý nghĩa. 
+ Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho con người động lực, niềm tin bước tiếp qua khó khăn, đặc biệt là khi lầm đường lạc lối.
- Phê phán: những hành động đi ngược đạo lí: mẹ bỏ rơi con, không quan tâm đến con hay con không đối xử tốt với mẹ. 
- Bài học bản thân.
* Lưu ý:
- Hs chỉ cần nêu 1 trong 2 ý phê phán hoặc liên hệ bản thân là đạt điểm tối đa.
- Hs có thể không nêu ý nghĩa tình mẫu tử mà nêu cảm nhận về vấn đề khác liên quan đến tình mẫu tử, hợp lí thì vẫn chấp nhận.
0,25
0,5
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
2
 Cảm nhận về hai bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào” và “Muối ba năm muối đang còn mặn”.
6,0
a- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề, phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, kết hợp các thao tác nghị luận cùng làm sáng tỏ vấn đề. Phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc. 
0,5
b- Xác định đúng vấn đề trọng tâm: Cảm nhận về hai bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào” và “Muối ba năm muối đang còn mặn”.
0,25
c- Triển khai vấn đề trọng tâm thành các luận điểm, biết kết hợp các thao tác nghị luận khi triển khai
* Giới thiệu được vấn đề: hai bài ca dao.
0,25
* Cảm nhận:
- Bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào:
+ Nội dung: sự ý thức về vẻ đẹp, giá trị cùng lời than về thân phận phụ thuộc, nổi trôi của người phụ nữ.
+ Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hình ảnh đẹp, gợi cảm, công thức mở đầu “thân em”, từ láy tượng hình “phất phơ”, thể thơ lục bát
- Bài ca dao “Muối ba năm muối đang còn mặn”:
+ Nội dung: tình cảm yêu thương mãnh liệt, chung thủy của người bình dân xưa. 
+ Nghệ thuật: Hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa, điệp cấu trúc, từ ngữ tinh tế, chọn lọc, thể thơ song thất lục bát biến thể
* Đánh giá: Hai bài ca dao tuy viết về hai nội dung khác nhau nhưng đều thể hiện đời sống tình cảm và khát vọng của người bình dân: được trân trọng, hướng đến cuộc sống tự do, đậm tình nặng nghĩa.
1,75
2,0
 0,25
d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về các nội dung.
0,5
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đúng chuẩn.
0,5
 Gv ra đề: Thân Thị Thanh Thảo

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2021_t.doc