Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Câu 3. Những cặp hình ảnh chiều mộng - nhánh duyên, cây me - cặp chim, trời - muôn lá, thu - tiếng huyền cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ thể hiện đặc điểm gì trong bức tranh thiên nhiên buổi chiều thu?

 

docx 6 trang trandan 6300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.
 (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.22)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) nói lên suy nghĩ của bản thân về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích tâm trạng và quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, 
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, Tr.23)
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 11
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Các từ láy: ríu rít, nơi nơi, nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc từ 03 từ láy trở lên: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời dưới 03 từ láy: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,75
2
Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: ta
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định nhân vật trữ tình là tác giả hay nhà thơ hoặc Xuân Diệu vẫn cho điểm tối đa.
0,75
3
Những cặp hình ảnh trong mỗi dòng thơ: chiều mộng - nhánh duyên, cây me - cặp chim, trời - muôn lá, thu - tiếng huyền cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ thể hiện sự sóng đôi hòa hợp, sự tương giao rất tinh tế của thiên nhiên chiều thu. Thiên nhiên dường như cũng có đôi, có lứa, cũng giao hòa, quấn quýt yêu đương. 
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đủ 02 ý của đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,25 điểm.
0,5
4
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau:
Cái duyên trong đoạn thơ được toát lên từ sự tương giao hòa hợp của cảnh vật thiên nhiên. Mọi sự vật thiên nhiên đều có đôi có lứa, quấn quýt, đều tương tác, hài hòa với nhau, làm nên vẻ đẹp trong trẻo nhưng cũng hết sức tình tứ, lãng mạn, duyên dáng của bức tranh thiên nhiên mùa thu. 
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh cảm nhận rõ ràng, hợp lí: 0,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận được một phần của đáp án: 0,25 điểm.
0,5
II
LÀM VĂN
 1
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) nói lên suy nghĩ của bản thân về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: các khái niệm “lí tưởng”, “cuộc sống” và ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga L. Tôn-xtôi.
- Phân tích, chứng minh: vai trò quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con người; Phê phán những cá nhân sống không có lí tưởng; làm thế nào để mỗi người sống có lí tưởng đạt được thành công trong cuộc đời, (lấy dẫn chứng cụ thể).
- Nêu suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn (Bài học nhận thức và hành động với bản thân).
Hướng dẫn chấm:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0.75 điểm)
+ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0.5 điểm)
+ Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0.25 điểm)
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn 

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2021.docx