Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào là“tòa án lương tâm” được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự lực/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình” không? Vì sao?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
mịt mờ tin tức. * Tâm trạng: - Nỗi cô đơn, lẻ bóng, bồn chồn, khắc khoải ngóng trông +Tâm trạng người chinh phụ thể hiện qua những hành động, cử chỉ lặp đi lặp lại: Nhớ chồng, nàng một mình đi đi lại lại nơi hiên vắng buông những bước nặng nề, mệt mỏi “thầm gieo từng bước” ; “ngồi rèm thưa” nàng hết buông rèm xuống lại kéo rèm lên . Đó là những hành động vô hồn, không có mục đích-> bộc lộ tâm trạng cô đơn, lẻ loi, bồn chồn, khắc khoải không yên của người chinh phụ. + Người chinh phụ mong tiếng chim thước (chim khách ) báo tin lành chồng nàng sẽ trở về nhưng tiếng chim của sự mong mỏi cũng im ắng “ thước chẳng mách tin”- tin tức về chồng vẫn bặt vô âm tín. - Khát khao được đồng cảm, sẻ chia trong đau khổ, vô vọng. + Sự đối diện giữa người chinh phụ với ngọn đèn khuya. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ mong tìm đối tượng sẻ chia tâm sự, nàng hi vọng ngọn đèn sẽ thấu hiểu, soi tỏ lòng mình nhưng ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác không thể an ủi, thấu hiểu nỗi đau khổ, cô đơn của nàng , nỗi lòng của nàng chỉ một mình mình biết, một mình mình hay. Biện pháp điệp, câu hỏi tu từ “đèn biết chăng- đèn có biết”, từ ngữ bi thiết, chính là một lời than thở, bày tỏ sự chán chường, cô đơn đan xen với bế tắc, tuyệt vọng. + Hình ảnh “ hoa đèn” và bóng người “Hoa đèn” -> Trong đêm dài dằng dặc, đèn đã cạn dầu, đầu bấc ngọn đèn đã cháy thành hoa lửa mà vẫn vò võ một bóng người in hình vào bức rèm . Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi,người chinh phụ đau đáu hết lòng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận lại sự cô đơn, trống trải, buồn khổ(phân tích hai câu cuối) *Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: - Thể thơ song thất lục bát với cấu trúc cân xứng, câu thơ luôn gắn kết, đan bện, nhạc điệu réo rắt phù hợp với việc diễn tả nội tâm nhân vật. - Tả tâm trạng qua hành động, ngoại hình, ngoại cảnh, ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật. - Điệp ngữ, câu hỏi tu từ phù hợp với việc diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian như không bao giờ dứt, khiến cho lời than thở và nỗi khắc khoải đợi chờ trong nàng day dứt không yên. - Ngôn ngữ: Tinh tế, điêu luyện => Tâm trạng nhân vật bộc lộ tự nhiên, chân thực 3.0 0,5 c, Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm qua đoạn trích. +Sự đồng cảm của tác giả với nỗi đau khổ của người chinh phụ khi chồng nàng phải đi chiến trận, biền biệt không về. + Tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. + Đoạn thơ thể hiện một cách nhức nhối niềm thương tiếc , oán hận khôn nguôi cho những giá trị nhân sinh đã mất đó chính là tuổi trẻ, hạnh phúc. Do đó giá trị nhân đạo nổi bật qua đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm chính là khẳng định và đề cao quyền sống, khát vọng hạnh phúc lứa đôi chính đáng của con người . Để cho nhân vật ý thức sâu sắc về cuộc sống bi kịch của chính họ, khao khát cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, đây chính là nét mới, là đóng góp xuất sắc của tác giả trong lịch sử văn học, vượt thoát sự chật hẹp của XHPK để vươn tới tầm nhân loại. 1,0 4. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,5 5. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2021_t.doc