Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ?

Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa với anh/chị nhất?

 

docx 8 trang trandan 06/10/2022 5600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
đó đã khiến không chỉ chủ nhân ô tô mà cư dân mạng cũng cảm kích và khen ngợi vì hành động trung thực này.
0.75
3
Hành động của em Nguyễn Thế Tùng là một hành động đẹp, hành động ấy đã trở thành tấm gương cho mọi người noi theo.
0.75
4
Thông điệp:
- Trung thực: vì trung thực là một đức tính cần có và cần rèn luyện, bồi dưỡng ở mỗi con người ® giúp bản thân, xã hội tốt đẹp hơn.
- Dũng cảm: biết nhận lỗi và xin lỗi khi gây ra hậu quả ® thể hiện tinh thần, trách nhiệm.
1.0
II
Làm văn
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ để thấy được lối sống ngất ngưởng của tác giả. 
1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được các luận điểm để làm rõ luận đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận
0,5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua đoạn thơ.  
0,5
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
5.0
a. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm
0.5
b. Phân tích đoạn thơ để thấy được lối sống ngất ngưởng của tác giả. 
 * Giải thích: Từ “Ngất ngưởng” trong bài thơ là chỉ một phong cách sống độc đáo, tôn trọng cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ” của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, một con người khác đời và bất chấp mọi người. (sống vượt lên thế tục, sống hơn người và sống khác đời, khác người).
* Biểu hiện của lối sống ngất ngưởng: 
 - Phong cách sống khác đời khi nghỉ hưu: 
+ “Ngất ngưởng” qua những những hành động, việc làm khác thường :
 . Nguyễn Công Trứ cưỡi bò, đeo nhạc ngựa, -> việc làm trái khoáy, ngược đời, lối sống ngất ngưởng không uốn mình theo dư luận. 
. Đang từ tay cung kiếm một quan võ tài thao lược mà nay sống cuộc đời bình dị dạng từ bi; đi vãn cảnh chùa ông thường dắt theo các cô hát ả đào, thể hiện sự trêu ngươi, bất cần với cuộc đời. Cảnh đó đến bụt cũng phải cười - cái cười khoan dung, chấp nhận.
à Thái độ sống phóng túng, đùa cợt cả thiên hạ; bất chấp mọi người. Đây là một sự thách thức, chọc ghẹo cuộc đời.
+ “Ngất ngưởng” qua lối sống và quan niệm sống:
. “Được mất dương dương người thái thượng / Khen chê phơi phới ngọn đông phong”: Thái độ sống vượt lên thói tục để khẳng định quan niệm sống: không quan tâm đến chuyện được mất, khen chê. Lúc nào cũng giữ niềm vui niềm vui phơi phới như ngọn gió mùa xuân, như đi trong gió xuân ấm áp.
 . Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng / Không Phật, không tiên, không vướng tục: Cuộc sống tự do, phóng khoáng, hưởng thụ theo sở thích của riêng mình, không thoát ly nhưng cũng không vướng bận trần tục. Ông thể hiện sự tài hoa, tài tử-> cái ngất ngưởng sang trọng, bãn ngã phi thường, tài năng phi thường được phô bày. 
- Nhà thơ tự đánh giá bản thân.
+“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú”, “vẹn đạo sơ chung”: làm nên sự nghiệp lớn, thực hiện được trách nhiệm của kẻ sĩ và giữ được trọn vẹn đạo nghĩa vua tôi, sánh ngang với những danh tướng thời xưa.
+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: là câu hỏi tu từ vừa như hỏi lại vừa như khẳng định mạnh mẽ về sự hơn người và khác người của mình.
à Đó là tấm lòng thủy thủy chung như nhất, ý thức trách nhiệm với dân, với nước mà ông đã tự đánh giá về mình
3.0
* Nghệ thuật: Vận dụng thành công thể hát nói, ngôn ngữ phóng khoáng, câu thơ chữ Hán, biện pháp đối lập, điệp từ, điệp ngữ, nhịp thơ linh hoạt
0.5
* Đánh giá 
- Đoạn thơ thể hiện lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ: ông bộc lộ cái ngất ngưởng một cách phóng khoáng, chủ động 
- Đó là lối sống khác người, khác đời, vượt lên sự ràng buộc tầm thường để khẳng định bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống. Lối sống ấy cũng bắt nguồn từ sự tự ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của tác giả.
1.0
 4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
0.5
5. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2019_2020_t.docx