Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 43: Trọng lượng – Lực hấp dẫn

1. Kiến thức:

- Lấy được ví dụ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất trong thực tế.

- Phát biểu được trọng lượng là độ lớn của trong lực tác dụng lên vật, trọng lực là lực hút của Trái Đất.

- Nêu đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực (N).

- Nêu được phương, chiều của lực hút của Trái Đất.

- Nêu được mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau, lực này gọi là lực hấp dẫn, độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

- Trình bày được cách xác định trọng lượng của vật.

 

docx 7 trang trandan 8800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 43: Trọng lượng – Lực hấp dẫn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 43: Trọng lượng – Lực hấp dẫn

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 43: Trọng lượng – Lực hấp dẫn
t, cách xác định trọng lượng của một vật dựa vào khối lượng của vật đó.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất trong thực tế.
Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo trọng lượng.
Trình bày được cách xác định phương, chiều của trọng lực.
Xác định được tầm quan trọng của lực hấp dẫn.
- Thực hiện được đo trọng lượng của một số vật bằng lực kế.
 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nhiệt độ.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về trọng lượng, lực hấp dẫn.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh về lực hấp dẫn, dây dọi.
Phiếu học tập Bài 4: Trọng lượng, lực hấp dẫn (đính kèm).
Hình ảnh minh hoạ có liên quan đến bài học.
Chuẩn bị của mỗi nhóm học sinh: giá thí nghiệm, hộp quả nặng có các quả cân có khối lượng khác nhau, lò xo, viên phấn.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là tìm hiểu về trọng lượng và lực hấp dẫn.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ thả rơi một đồ vật bất kì.
Hỏi: Vật vừa được thả rơi chịu tác dụng của lực nào?
c) Sản phẩm:
- Vật bị thả sẽ rơi xuống do chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV điều hành hoạt động và yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh lên thực hiện yêu cầu. 
- HS thực hiện và đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lực hút của Trái Đất
a) Mục tiêu: Học sinh biết được 
- Lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất.
- Thực hành treo quả nặng vào lò xo và thả rơi viên phấn để tìm hiểu sự tồn tại của lực hút Trái Đất và đặc điểm phương chiều của lực hút Trái Đất.
- Mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm 4-6 bạn tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 43 chương 8 để hoàn thiện Phiếu học tập số 1 hoặc nếu HS lúng túng GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý sau để giúp các nhóm HS hoàn thiện Phiếu học tập số 1.
H1. Sau khi treo quả nặng vào lò xo thì có hiện tượng gì xảy ra?
H2. Có những lực nào tác dụng vào quả nặng khi đó.
H3. Các lực nào có phương và chiều như thế nào?
H4. Sau khi thả rơi viên phấn thì có hiện tượng gì xảy ra với viên phấn?
H5. Có lực nào đã tác dụng vào viên phấn khi thả?
H6. Lực đó có phương và chiều như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm để hoàn thiện PHT số 2. Đáp án các câu hỏi gợi ý có thể là
H1. Sau khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng và quả nặng đứng yên.
H2. Có 2 lực tác dụng vào lò xo là lực kéo của lò xo và lực hút của Trái Đất.
H3. Lực kéo của lò xo có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên; lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
H4. Sau khi thả rơi viên phấn thì viên phấn vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
H5. Viên phấn đã chịu tác dụng của lực hút của Trái Đất.
H6. Lực hút của TĐ có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiệm vụ nhóm
- Học sinh hoạt động nhóm để làm thí nghiệm để tìm hiểu sự tồn tại của lực hút của TĐ và hoàn thiện PHT số 1.
- Chia nhóm học sinh.
- Học sinh hoạt động thống nhất đáp án, ghi nội dung thống nhất ra giấy.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chốt nội dung chính của phần I.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về trọng lượng và lực hút của Trái Đất.
a) Mục tiêu: 
- Biết được phương và chiều của lực

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_43.docx