Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Đo nhiệt độ

1. Kiến thức:

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.

- Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

- Nêu đơn vị đo nhiệt độ (0C, 0F) và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.

- Kể tên được các loại nhiệt kế và công dụng của mỗi loại.

- Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cơ thể.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể, hợp tác trong thực hiện đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo nhiệt độ của một số vật bằng nhiệt kế.

 

docx 5 trang trandan 5700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Đo nhiệt độ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Đo nhiệt độ

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 8: Đo nhiệt độ
một số vật bằng nhiệt kế.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng nhiệt kế khi đo nhiệt độ.
Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo.
Thực hiện được ước lượng nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
Thực hiện được đo nhiệt độ cơ thể của thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử.
 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nhiệt độ.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo nhiệt độ và thực hành đo nhiệt độ.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo nhiệt độ từ trước đến nay.
Phiếu học tập Bài 8: ĐO NHIỆT ĐỘ (đính kèm).
Hình ảnh các loại nhiệt kế: Thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử
3 cốc nước có nhiệt độ khác nhau
Chuẩn bị của mỗi nhóm học sinh: 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế dầu, 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế điện tử, khăn khô.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: Đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cảm nhận độ nóng lạnh trong 3 cốc nước đã được chuẩn bị sẵn. 
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học về nhiệt độ của 3 cốc nước sau khi nhúng ngón tay vào 3 cốc nước theo hướng dẫn của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV điều hành hoạt động và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh lên thực hiện yêu cầu. 
- HS thực hiện và đưa ra nhận xét.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
a) Mục tiêu: Học sinh biết được 
Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
- Nhiệt độ là gì?
- Cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế.
- Đơn vị và các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật của vật.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm 2 bạn tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 8 và trả lời các câu hỏi sau để hoàn thiện Phiếu học tập số 1.
H1. Nhiệt kế dùng để làm gì?
H2. Kể tên một số loại nhiệt kế.
H3. Nêu cấu tạo của nhiệt kế và công dụng của từng loại nhiệt kế.
H4. Nêu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
H5. Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
H6. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu ý gì?
H7. Cấu tạo của nhiệt kế y tế thuỷ ngân có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
c) Sản phẩm:
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm. Đáp án có thể là:
H1. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của vật.
H2. Kể tên một số loại nhiệt kế: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử
H3. Cấu tạo của nhiệt kế: Bầu đựng chất lỏng, vỏ nhiệt kế, thang chia độ.
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
+ Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể
+ Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển.
H4. Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc giãn nở vì nhiệt của các chất (chủ yếu là sự nở vì nhiệt của chất lỏng).
H5. Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
H6. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu:
+ Làm sạch nhiệt kế.
+ Cầm đầu nhiệt kế dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh để cột thủy ngân tụt xuống mức thấp nhất trong nhiệt kế.
+ Chú ý: Thủy ngân trong nhiệt kế là chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao. Vì thế khi nhiệt kế thủy ngân b

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_8.docx